Hơn 110 năm nữa thế giới mới đạt bình đẳng giới về tiền lương

Tiến trình xóa bỏ khoảng cách chênh lệch về tiền lương giữa nam giới và nữ giới phải mất ít nhất 118 năm nữa mới có thể hy vọng xóa nhòa cách biệt này.


Ảnh minh họa.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ngày 19/11 công bố báo cáo thường niên lần thứ 10 về bình đẳng giới, cho thấy tiến trình xóa bỏ khoảng cách chênh lệch về tiền lương giữa nam giới và nữ giới trên toàn cầu đã bị chững lại sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, và phải mất ít nhất 118 năm nữa mới có thể hy vọng xóa nhòa cách biệt này.

Theo WEF, mức lương trung bình hiện tại của nữ giới chỉ tương đương với mức lương của nam giới cách đây gần một thập kỷ. Cụ thể, mức lương trung bình năm của nữ giới hiện là 11.102 USD, ít hơn gần một nửa so với mức 20.554 USD mà nam giới được hưởng. Mức lương này chỉ tương đương thu nhập trung bình của nam giới năm 2006 (11.351 USD).

Số liệu nói trên là một phần trong báo cáo thường niên về chênh lệch khoảng cách giữa hai giới xét trên mọi khía cạnh từ giáo dục, y tế đến vị thế chính trị.

Báo cáo này cũng nêu nhận định rằng ngay cả ở những nơi mà các chính sách chính trị và thương mại đang được cải tiến thì rất nhiều chủ sử dụng lao động vẫn bố trí ngày làm việc và trả lương cho người lao động với quan niệm phụ nữ có trách nhiệm chăm lo cho gia đình còn đàn ông giữ vai trò trụ cột trong công việc.

Theo thống kê của WEF, Iceland là quốc gia đứng đầu về thu hẹp được khoảng cách giữa 2 giới. Ở vị trí tiếp theo là Na Uy, Phần Lan, Thụy Điển và Ireland. Trong khi đó, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chỉ xếp vị trí thứ 18, Mỹ ở vị trí thứ 28, còn Australia đứng thứ 36.

TTXVN/Tin Tức
Nam giới ích kỷ hơn nữ giới
Nam giới ích kỷ hơn nữ giới

Nam giới có xu hướng yêu bản thân hơn so với phụ nữ và do đó, dễ hành động theo khuynh hướng "khai thác" người khác hơn. Nói cách khác, trong cuộc sống, nam giới ích kỷ hơn nữ giới.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN