09:06 23/09/2012

Nhiều quốc lộ đang bị băm nát

Quốc lộ 5 (QL), hàng ngày có hàng ngàn chuyến xe ôtô chở container nối đuôi nhau chạy, nhìn bằng mắt thường có thể phát hiện được những xe này chở quá tải. Cùng với thời gian, QL 5 có nhiều đoạn lõm thành vệt dài hàng km, sâu 30-40 cm gây nguy hiểm cho các loại phương tiện khác.

Xe quá tải lưu thông đang là nguyên nhân chính dẫn đến việc xuống cấp nghiêm trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông. Bên cạnh đó, tình trạng xe quá tải, quá khổ gây mất trật tự an toàn giao thông (ATGT) đang là vấn đề bức bối.


Mặc dù đã có chế tài xử phạt, song mới chỉ dừng lại việc nhắc nhở, bị phạt và cho lưu thông. Bởi thế, hàng ngày vẫn có tới hàng nghìn lượt xe quá tải vi phạm trên các tuyến đường trên cả nước.


Quốc lộ 5 (QL), hàng ngày có hàng ngàn chuyến xe ôtô chở container nối đuôi nhau chạy, nhìn bằng mắt thường có thể phát hiện được những xe này chở quá tải. Cùng với thời gian và sự tàn phá liên tục của xe chở quá tải, quá khổ, QL 5 có nhiều đoạn lõm thành vệt dài hàng km, sâu 30-40 cm gây nguy hiểm cho các loại phương tiện khác.


Báo cáo kết quả khảo sát, kiểm tra của Dự án bảo vệ mạng lưới đường bộ Việt Nam do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, thực hiện trên QL5 cho thấy, trên QL này năm 2006, trung bình mỗi ngày có khoảng 1.000 xe cơ giới vi phạm quy định chở quá tải trọng, đến nay con số này đã bị vượt xa. QL70 đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Yên Bái, cũng xuống cấp không kém do xe quá khổ, quá tải tung hoành, phá hỏng cầu đường nghiêm trọng, gây ách tắc, mất trật tự ATGT.


Theo thống kê của cơ quan chức năng, hàng ngày trên QL70 có khoảng 200 lượt xe tải có trọng tải lớn từ 40 - 80 tấn hoạt động, đa số là vận chuyển quặng từ Lào Cai về xuôi. Trong khi đó hầu hết các cầu trên tuyến đều đã được xây dựng từ rất lâu, có trọng tải tối đa từ 13.000 - 17.000 tấn. Như vậy mỗi ngày các cây cầu sẽ phải cõng trung bình khoảng 12.000 tấn, do đó hậu quả tất yếu dẫn đến sập cầu.


QL38 đang ngày đêm bị xe quá tải cày nát.


QL38 chạy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương cũng đang bị các xe chở quá tải băm nát. Theo thống kê của cơ quan chức năng, trung bình mỗi ngày đêm có

Thượng tá Phùng Thăng Long, Phó phòng CSGT Công an tỉnh Yên Bái:

Phương tiện phục vụ công tác kiểm tra còn thiếu

Hầu hết các xe vi phạm là không có giấy lưu hành xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn được quy định tại Điều 21, Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010 của Bộ GTVT. Ngoài ra, khi kiểm tra phát hiện xe chở quá trọng tải cho phép của cầu đường bộ không có kho chứa hàng rời, phương tiện chuyên dụng để hạ tải.


Lực lượng kiểm tra mới chỉ dừng ở việc xử phạt bằng tiền và tước GPLX có thời hạn, cho nên hiệu quả răn đe chưa cao. Và sau khi Đội kiểm tra liên ngành kết thúc đi làm địa điểm khác, các xe quá tải, quá khổ, lại lén lút hoạt động, nên vẫn chưa ngăn chặn được triệt để.


Bên cạnh đó phương tiện phục vụ công tác kiểm tra còn thiếu, như cân di động có tải trọng lớn, kinh phí bồi dưỡng cho người đi làm trực tiếp còn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ cho sinh hoạt và làm việc cũng gặp khó khăn. Lực lượng kiểm tra còn mỏng và kiêm nhiều nhiệm vụ, do đó phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác phối hợp.


Ông Dương Ngọc Lai, Hạt trưởng Hạt quản lý đường bộ 2, tỉnh Yên Bái:


Rất dễ xảy ra sập cầu


Công ty TNHH MTV Đường bộ 242 được giao quản lý 45 km trên QL 70 địa phận tỉnh Yên Bái, hàng ngày có khoảng 200 lượt xe tải có trọng tải lớn từ 40 - 80 tấn hoạt động trên tuyến QL, đa số là vận chuyển quặng từ Lào Cai về; trong khi đó hầu hết các cầu trên tuyến đều đã được xây dựng từ rất lâu, có trọng tải tối đa từ 13 đến 17 tấn. Do vậy rất dễ xảy ra sập cầu.


Điển hình như cầu Ngòi Lực tại Km 56 +632 qua thôn Ngòi Khang, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái bị sập gối cầu, gây ách tắc giao thông hơn 30 tiếng. Đến nay cầu Ngòi Lực đã qua 10 lần sửa chữa nhưng do những xe quá tải vẫn ầm ầm đi qua nên các đơn vị quản lý chỉ biết đứng nhìn cầu hỏng. Để thiết lập lại tình trạng “nhờn luật” trên các tuyến QL thuộc địa bàn tỉnh Yên Bái, lực lượng liên ngành gồm TTGT, Sở GTVT Yên Bái và Phòng CSGT, Công an tỉnh đã bố trí lực lượng tập trung tuần tra, kiểm soát trên các địa bàn trọng điểm 4 huyện thị phía tây và các huyện, thành phố phía đông của tỉnh.


Kết quả bước đầu đã hạn chế đáng kể xe vi phạm chở hàng quá tải, quá khổ hoạt động trên tuyến QL32, 37; đồng thời việc gây ách tắc giao thông trên các tuyến đường này đã giảm, trật tự ATGT đã được cải thiện rõ rệt.

khoảng 1.000 - 4.000 phương tiện lưu thông qua QL38. Gần hai tháng nay, kể từ khi trạm thu phí Cầu Hồ trên tỉnh Bắc Ninh chính thức được xóa bỏ theo Quyết định của Bộ Giao thông - Vận tải, tình trạng xe tải trọng lớn lưu thông qua tuyến đường này có chiều hướng gia tăng đột biến. Khiến QL38, vốn đã xuống cấp nghiêm trọng, nay lại càng trầm trọng hơn.


Trong số này có khoảng 1.700 xe tải trọng nặng từ 30 tấn trở lên từ Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên chạy qua QL38 về Bắc Ninh thay vì đi theo hướng QL18, QL5 và QL1A phải mua vé cầu đường. Điều cần nói là QL38 dài 85 km kết nối Bắc Ninh với các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và Hà Nam, là đường cấp 4 đồng bằng, có 4 cây cầu yếu, tải trọng từ 15 - 25 tấn.


Trong đó, cầu Chầm thuộc lý trình Km 9+100 qua thôn Văn Chung, xã Tân Chi, Tiên Du, Bắc Ninh được xây dựng từ năm 1960, tải trọng thiết kế H13-X60, tải trọng khai thác 10T, hiện đã bị bong vỡ bê tông 2 dầm biên cùng kết cấu nhịp và mố cầu. Ba cây cầu khác trên toàn tuyến cũng đang bị nứt một số vị trí kết cấu. Mặt QL38 xuất hiện nhiều điểm lún nứt gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.


Để tạm thời đảm bảo an toàn giao thông, đơn vị quản lý đường bộ khu vực đã phải cắm biển báo hạn chế tải trọng, thông báo tình trạng cầu yếu và gia cố cầu Chầm bằng khung thép hình phía dưới gầm cầu; đồng thời triển khai lực lượng trực kiểm tra thường xuyên, đề phòng sự cố xảy ra.


Tuy nhiên, trước thực trạng gia tăng đột biến các phương tiện tải trọng lớn lưu thông qua đây, giải pháp tình thế là gia cố cầu yếu khó đảm bảo hệ số an toàn cần thiết. Hiện nay, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông bố trí lực lượng cắm chốt tại các vị trí cầu yếu trên toàn tuyến, kiên quyết ngăn chặn những phương tiện quá tải trọng qua cầu.


Song, để tránh cho QL38 bị “cầy nát” bởi xe quá khổ, quá tải, cần có sự phối hợp của lực lượng chức năng các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương nhằm đảm bảo an toàn cho người và các phương tiện lưu thông. Bên cạnh đó, còn hàng loạt vụ cầu đường bị hư hỏng do xe tải trọng nặng gây ra như: Cầu Đại Tân QL18; cầu Đuống cũ trên QL1; cầu Cẩm Tiên 2 (bị thủng lớn bản mặt cầu) buộc phải làm đường tránh để đảm bảo giao thông, cầu Phố Giàng và một loạt cầu trên QL1 như cầu Hương An, Nàng Mao, Nhu Gia, Đồng Nai.


Để hạn chế việc xe quá khổ, quá tải trên tàn phá QL, năm 2010 và 2011, Tổng cục Đường bộ đã tổ chức thí điểm hai trạm cân tại QL18 - Quảng Ninh và QL1 Dầu Giây - Đồng Nai. Dù còn một số hạn chế nhất định về kỹ thuật, tổ chức hoạt động nhưng các dự án thí điểm hiện đại hóa trạm cân đã đạt mục tiêu đặt ra cả về mặt kỹ thuật cũng như quy chế phối hợp.


Kết quả theo dõi tại trạm Dầu Giây cho thấy, tỷ lệ xe cơ giới chở quá tải vi phạm giảm từ 23,35% năm 2009 xuống 19,17% năm 2010. Trên cơ sở tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai xây dựng các trạm cân theo Đề án tổng thể quản lý tải trọng xe Bộ GTVT đã trình Chính phủ để ngăn chặn những tác động tiêu cực từ phương tiện chở quá tải.


Cầu Dốc QL38 luôn phải oằn mình cõng xe quá tải.


Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hệ thống đường bộ nước ta rất đa dạng, được xây dựng qua nhiều thời kỳ, theo nhiều hệ thống tiêu chuẩn khác nhau, cấp kỹ thuật cũng khác nhau. Kinh phí bảo trì, bảo dưỡng hằng năm chỉ đáp ứng được khoảng 30 - 40% nhu cầu.


Việc phương tiện chở quá tải trọng cho phép càng làm các tuyến đường, cây cầu xuống cấp, hư hỏng nhanh chóng. Nhiều công trình cầu được thiết kế để khai thác với tuổi thọ khoảng 100 năm, nhưng mới đưa vào khai thác từ 15 - 20 năm đã bị hư hỏng nặng. Đáng kể là nhiều xe có trọng tải lên đến 80 tấn hoặc có xe cơ giới có tải trọng của cụm trục lên tới 54 tấn.


Xe quá tải làm hỏng đê sông Hồng

Hiện nay, trong tổng số 38,97 km đê sông Hồng chạy qua địa phận tỉnh Hà Nam thì có hơn 20 km mặt đê đang xuống cấp nghiêm trọng.

Nguyên nhân chính là do tình trạng xe ô tô quá khổ, quá tải lưu thông hàng ngày trên mặt đê gây nên. Hiện nay, trên địa bàn hai huyện Lý Nhân và Duy Tiên có sông Hồng chạy qua, có 17 bãi khai thác cát, sỏi với diện tích 32 ha và 8 nhà máy sản xuất gạch tuynel với tổng công suất lên đến cả trăm triệu viên/năm. Ước tính mỗi ngày có khoảng 500 lượt xe chuyên chở vật liệu trên tuyến đường đê này. Mặt bê tông được làm trên tuyến đê sông Hồng theo kết cấu chỉ bảo đảm cho các xe có trọng tải 10 – 13 tấn.


Tuy nhiên, hầu hết các xe chuyên chở vật liệu xây dựng, nhất là đất, cát đều quá tải. Nhiều xe có trọng tải thực lên đến 30 – 40 tấn, có xe hơn 50 tấn. Nhưng trên toàn tuyến chỉ có duy nhất một biển báo hạn chế trọng tải 13T tại xã Nhân Đạo (Lý Nhân). Trong khi đó, lực lượng quản lý thuộc Hạt quản lý đê của hai huyện vừa mỏng, vừa không có chức năng, thẩm quyền xử lý.


Nguyễn Chinh

Các chuyên gia cho rằng, để xử lý vi phạm chở hàng quá khổ, quá tải, phải làm từ gốc, nghĩa là xe chất hàng ở đâu, phải có phiếu xác nhận trọng lượng hàng. Trên đường lưu hành, cơ quan chức năng phát hiện chất hàng quá quy định phải xử phạt thật nặng mới đủ sức răn đe.


Khi kiểm tra trên các tuyến đường nên có sự phối hợp giữa CSGT và Thanh tra GTVT để tăng hiệu lực. Kiên quyết không cho xe chở hàng quá khổ, quá tải trên các tuyến đường. Có như vậy, những con đường mới bảo đảm tuổi thọ, đồng thời bớt đi nỗi lo cho người tham gia giao thông.


Đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường do tiếng ồn, khói bụi và chấn động công trình kiến trúc bên đường do xe chở quá tải gây ra. Bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ chặt chẽ của lực lượng chức năng, tăng cường sự phối hợp của cơ quan Nhà nước chuyên ngành về GTVT, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành Luật Giao thông đường bộ, các Nghị định, chỉ thị của Đảng, Nhà nước đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp đến việc quản lý vận chuyển hàng hóa trên các tuyến giao thông.



Để ngăn chặn xe chở quá tải đang làm cho cầu, đường bộ bị xuống cấp nghiêm trọng hiện nay, việc cần làm ngay là phải kiểm soát cho được và có chế tài đủ mạnh để cấm lưu hành những xe chở quá tải trọng cho phép. Bên cạnh việc cần phải thiết lập các trạm cân để kiểm tra xe chở quá tải so với tải trọng cho phép, cần có chế tài mạnh và tổ chức đặc trách cùng với việc tăng cường các trang thiết bị gọn nhẹ, cơ động để thực hiện việc kiểm soát và loại bỏ tình trạng này.



Thành Hiển