12:17 02/12/2014

Nhà khoa học Mỹ tự cho trăn khổng lồ Amazon nuốt chửng

Một nhà khoa học người Mỹ chuyên nghiên cứu các sinh vật sống trong môi trường hoang dã đã thực hiện một đoạn phim vô cùng nguy hiểm và táo bạo: bị trăn khổng lồ ở rừng mưa Amazon nuốt sống.

Một nhà khoa học người Mỹ chuyên nghiên cứu các sinh vật sống trong môi trường hoang dã đã thực hiện một đoạn phim vô cùng nguy hiểm và táo bạo: bị trăn khổng lồ ở rừng mưa Amazon nuốt sống. 

Rosolie và con trăn trong rừng Amazon.


Mùa hè vừa qua, Rosolie đã thực hiện một đoạn phim để phát trên Kênh Discovry vào chủ nhật này. Với sự hỗ trợ của một bộ trang phục đặc biệt, Rosolie đã lên kịch bản để cho một con trăn anaconda dài gần 8m nặng khoảng 180kg ăn thịt mình.

Bộ trang phục đặc biệt.


Bộ trang phục này làm từ sợi carbon để bảo vệ cơ thể Rosolie khỏi sức quấn của con trăn cũng như các loại acid tiêu hóa của nó. Bộ trang phục được trang bị nguồn cung oxy trong 3 giờ đồng hồ, các thiết bị liên lạc và nhiều camera. Rosolie cho biết, anh rất tự tin về thiết kế của bộ trang phục trên và do đó, anh lo lắng cho sự an toàn của con trăn bất đắc dĩ tham gia cũng chương trình của cả đoàn chứ không phải lo lắng cho tính mạng bản thân.

“Tôi không muốn khiến con trăn bị mệt quá, tôi muốn bảo đảm rằng bộ trang phục này trơn và sẽ không làm đau con vật. Tôi thật sự không sợ hãi. Chúng tôi đã kiểm tra bộ trang phục này và hoàn thiện nó với các chuyên gia vì vậy chúng tôi biết tôi sẽ ổn cả thôi”, anh nói.



Với ý kiến của những người bảo vệ quyền động vật cho rằng nhóm nghiên cứu đã “tra tấn” con trăn vì buộc nó phải ăn Rosolie, một người đàn ông có kích thước lớn hơn kích thước con mồi bình thường, Rosolie cho rằng chú trăn không hề hấn gì và thí nghiệm này nhằm gây quỹ ủng bộ để bảo vệ môi trường sống của động vật.

“Tôi muốn làm điều gì đó hoàn toàn gây sốc cho mọi người… Điều mà tôi cố làm là giới thiệu cho nhiều người không biết chuyện gì xảy ra trong rừng Amazon”, anh nói.

Rosolie, quê ở New Jersey, lần đầu tiên đến rừng Amazon vào năm 18 tuổi, đã có 60 ngày sống trong cánh rừng mưa ở Peru với một nhóm khoảng 12 người để tìm kiếm con trăn anaconda phù hợp cho nhiệm vụ trên. Lúc quỹ thời gian sắp hết thì cả đoàn gặp một con trăn cái mà Rosolie đã thấy lần đầu tiên vào năm 2008.

Theo lời kể của Rosolie, cần phải có 12 người quần trong nước để bắt được con trăn trên.  Một nhà nghiên cứu bò sát cũng có mặt tại khu vực đó để bảo đảm con trăn có sức khỏe tốt trong quá trình bị “tạm giam”.


Để thu hút sự chú ý của con trăn, Rosolie sau khi mặc bộ trang phục trên đã nhúng mình trong máu lợn và mô phỏng những chuyển động của con mồi của loài anaconda: lợn rừng, chuột và loài bò sát như cá sấu. Trước khi bắt đầu nhiệm vụ này, Rosolie đã uống một viên thuốc để truyền những tín hiệu sinh học cho đồng đội.

Ngoài ra, trong quá trình đi tìm kiếm con trăn phù hợp trong rừng, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành ghi chép về những con trăn anaconda trong môi trường hoang dã, bao gồm cân nặng, độ dài, giới tính của mỗi con trăn họ gặp.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn lấy mẫu da trăn để kiểm tra mức độ thủy ngân, phụ phẩm của ngành công nghiệp đào vàng đang xâm lấn môi trường sống của những sinh vật này. Chương trình đặc biệt ngày chủ nhật tới đây sẽ nhằm kêu gọi gây quỹ để cứu môi trường sống của loài này.


Anh Tiếu
(Theo D.M)