Làm giàu trên vùng đất khó

Cần cù, chịu khó, anh A Ran, người dân tộc Xơ Đăng, ở thôn Kon Klôk, xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) đã vươn lên làm giàu từ mảnh đất của gia đình. Không chỉ xây dựng kinh tế gia đình vững vàng, anh còn giúp các gia đình trong làng phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.


Khởi nghiệp từ 5 sào đất khi lập gia đình, trong tay không chút vốn, cuộc sống của hai vợ chồng anh A Ran rất khó khăn, thiếu thốn. Để đảm bảo cái ăn hằng ngày, vợ chồng anh đã gieo trồng các loại rau ngắn ngày như bầu, bí, dưa leo... Nhờ luân phiên các loại cây trồng khác nhau, nên gia đình đã đảm bảo được cuộc sống, đồng thời để dành được ít vốn làm ăn.

Nhưng nếu cứ mãi duy trì cách làm ăn này thì biết đến bao giờ mới thoát cái nghèo? Nghĩ thế, anh A Ran đã quyết định đem 5 sào đất thế chấp, vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Đoàn thanh niên địa phương. Bên cạnh đó, gia đình anh được huyện Đăk Hà chọn làm điểm để xây dựng mô hình cà phê sạch. Cùng với nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi, lại được cán bộ huyện chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng cây cà phê, anh quyết định đầu tư trồng cây cà phê. Không chỉ trồng trọt trên diện tích đất nhà mình, những diện tích đất bỏ hoang trên địa bàn xã, vợ chồng anh A Ran đều tìm để thuê lại và trồng sắn với mục đích lấy ngắn nuôi dài. Năm 2005, vợ chồng anh còn nhận khoán hơn 1,6 ha cao su và quản lý gần 50 hộ dân nhận khoán với 81 ha cao su của Nông trường Cao su Đăk Ring.

Nhờ vậy, sau 5 năm lập gia đình, anh A Ran đã có mức thu nhập trên 700 triệu đồng/năm. Đây là mức thu nhập cao đối với những gia đình ở đây. Có thu nhập ổn định, anh A Ran đầu tư mua gần 2,5 ha đất để trồng khoảng 4.000 gốc cà phê, mua các máy móc phục vụ công việc như máy xát gạo, cà phê, xe công nông chuyên chở nông sản…Đến nay, khi giá cao su xuống thấp, từ vườn cà phê của gia đình anh, mỗi năm cũng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Quang Thái
Người nông dân vùng cao mê sáng chế
Người nông dân vùng cao mê sáng chế

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở vùng cao của huyện nghèo Sơn Động, Bắc Giang, chỉ học hết lớp 7/10, không được học bài bản về nghề cơ khí, nhưng bằng sự tìm tòi, ham học hỏi và sự thấu hiểu sâu sắc nỗi vất vả của người nông dân vùng cao, ông Chu Văn Quỳnh ở thôn Rèm, xã Giáo Liêm, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang đã chế tạo ra nhiều nông cụ tiện ích, giá cả hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất vùng cao để giúp bà con nông dân bớt vất vả.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN