07:14 07/07/2012

Ngân hàng Tây Ban Nha 'dài cổ' chờ cứu trợ

Một quan chức cấp cao châu Âu ngày 6/7 cho biết, các ngân hàng đang gặp khó khăn của Tây Ban Nha sẽ phải đợi tới năm 2013 mới nhận được cứu trợ trực tiếp từ quỹ cứu trợ mới của châu Âu.

Một quan chức cấp cao châu Âu ngày 6/7 cho biết, các ngân hàng đang gặp khó khăn của Tây Ban Nha sẽ phải đợi tới năm 2013 mới nhận được cứu trợ trực tiếp từ quỹ cứu trợ mới của châu Âu.

 

Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) diễn ra trong tháng trước đã nhất trí rằng Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) sẽ tái cơ cấu vốn trực tiếp cho các ngân hàng làm ăn thua lỗ thay vì cung cấp tiền cho các chính phủ liên quan đồng thời xem xét các tài khoản nhà nước có nợ mới. Theo quyết định trên, các ngân hàng Tây Ban Nha sẽ nhận khoản cứu trợ của châu Âu thông qua EMS.

 

Tuy nhiên, khoản cứu trợ từ ESM phụ thuộc vào việc thiết lập một hệ thống các quy định và điều khoản của ngân hàng châu Âu sẽ chỉ được giải ngân trong nửa đầu năm 2013. Ngoài ra, về mặt nguyên tắc, EMS trị giá 500 tỷ euro, bắt đầu hoạt động từ tháng Bảy này, nhưng trên thực tế cơ chế này cần thêm vài tháng nữa để hoàn thiện. Đây là lí do khiến các ngân hàng châu Âu vẫn trong tình trạng chờ đợi.

 

Trong khi đó, khoản cứu trợ dành cho các ngân hàng khó khăn của Tây Ban Nha sẽ phải thực hiện dưới hình thức là một khoản vay của Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) chuyển đến Quỹ Tái cấu trúc ngân hàng (FROB) do nhà nước Tây Ban Nha kiểm soát.

 

Bộ trưởng tài chính các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã nhất trí sẵn sàng dành cho Tây Ban Nha khoản trợ giúp tài chính lên tới 100 tỷ euro (tương đương 125 tỷ USD) để vực dậy ngành ngân hàng đang điêu đứng của nước này.

 

 

TTXVN/Tin tức