01:15 28/01/2015

Nga chứng minh người thực sự giải phóng trại phát xít

Trước phát ngôn gây tranh cãi của Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố các bản tài liệu mật về Hồng quân Liên Xô và đính chính ai mới là người cứu dân Do Thái trong trại Auschwitz vào tháng 1/1945.

Trước phát ngôn gây tranh cãi của Ngoại trưởng Ba Lan Grzegorz Schetyna ca ngợi chiến công giải thoát cho những nạn nhân bị bắt giữ tại trại tập trung là của người Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga đã công bố các bản tài liệu mật về Hồng quân Liên Xô và đính chính ai mới là người cứu dân Do Thái trong trại Auschwitz vào tháng 1/1945.


Tài liệu về Hồng quân Liên Xô do phía Bộ Quốc phòng Nga cung cấp.


“Mặt trận Ukraine đầu tiên” và những người lính Ukraine là những người đầu tiên giải phóng các trại tập trung, vì vào tháng 1 năm đó, họ là những người đầu tiên xô đổ cổng của các trại tập trung”, Ngoại trưởng Ba Lan, Grzegorz Schetnya nói trên đài phát thanh Ba Lan hôm 21/1. Chính phát ngôn này đã làm nhiều người Nga phẫn nộ và chỉ trích Schetyna, buộc ông sau đó phải đưa ra lời giải thích ông không cố ý bao quát hết chiến công cứu người chỉ là của mỗi Ukraine, mà ông chỉ nêu đại diện một xe tăng của lính Ukraine đã húc đổ cổng của trại tập trung lúc đó.


Ngay sau khi ông phát biểu, Bộ Ngoại giao Nga đã phản bác lại: “Thật khó có thể tin được một quan chức cấp cao của chính phủ lại có thể sơ suất như vậy. Đội quân 'Mặt trận Ukraine đầu tiên' trước đó còn có tên là Mặt trận Voronezh và Mặt trận Bryansk. Chúng tôi yêu cầu một số cá nhân nên ngừng hành động xuyên tạc lịch sử và để những kích động chống Nga đẩy họ đến việc thiếu tôn trọng tới những người đã hy sinh mạng sống của mình để cứu châu Âu”.


Bộ quốc phòng Nga đã công bố 15 tập tài liệu trong đó bao gồm thông điệp của tướng lĩnh, những bài viết về chiến tranh và những bản báo cáo của phóng viên từ các tờ báo như “Prava” hay "Komsomolskaya Pravda". Trong số các bản tài liệu có đề cập đến Trung đội 60 của "Mặt trận Ukraine đầu tiên" – đội quân đã tấn công trại tập trung phát xít và giải thoát các nạn nhân. Đội ngũ quân giải phóng đến từ nhiều quốc gia khác nhau và bao gồm người Nga, Ukraine, Chechnya, Belarus, Tatar.. cùng một số tộc người nguồn gốc Trung Quốc và Hy Lạp. “Mặt trận Ukraine đầu tiên” trong bản tài liệu bao gồm 42.398 binh lính và sĩ quan người Nga. Trong khi đó binh lính và sĩ quan Ukraine chỉ có 38.041 người.


Những lời nói của ông Schetyna và việc Ba Lan không mời ông Putin tham dự lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng trại tập trung phát xít Auschwitz đã càng khẳng định mối nghi ngờ của Nga về việc chính phủ Ba Lan đang lợi dụng những sự kiện lịch sử để kích động chống Nga. Warsaw (Vacsava) là một trong bên kịch liệt lên án Nga về cuộc xung đột tại Ukraine hiện nay và công khai lên tiếng ủng hộ chính quyền Kiev



Hồng Hạnh (theo RT)