01:09 07/01/2017

Nga chiến tranh với nước nào nhiều nhất?

Lịch sử nước Nga là lịch sử chiến tranh. Trong suốt thời gian kể từ khi hình thành, 2/3 chặng đường nước Nga chìm trong các cuộc chiến.

Thụy Điển – 10 cuộc đối đầu

Trận chiến Poltava năm 1726.

Từ giữa thế kỷ thứ 16 cho đến đầu thế kỷ 19, Nga đã đối đầu với Thụy Điển trong tổng cộng 10 cuộc chiến. Lịch sử xung đột giữa Nga-Thụy Điển bắt đầu từ thế kỷ thứ 12, khi Cộng hòa Novgorod (một nước cộng hòa trong lịch sử Nga thời Trung cổ) và Thụy Điển cạnh tranh để giành quyền kiểm soát khu vực đông Baltic. Mãi đến năm 1323, Hiệp ước Hòa bình Orekhovetsky mới được ký kết, trong đó nêu rõ Cộng hòa Karelia nằm dưới quyền kiểm soát của Novgorod và Phần Lan thuộc bên Thụy Điển.

Tuy nhiên đến năm 1377, Thụy Điển giành lấy quyền kiểm soát phía tây Karelia. Sau năm 1478 – khi Cộng hòa Novgorod trở thành một phần của nước Nga, thì tình hình căng thẳng với Thụy Điển về khu vực tranh chấp này càng leo thang.

Năm 1495, Ivan Đại đế (một trong những vị vua cai trị lâu nhất trong lịch sử nước Nga) đem quân đi đánh Thụy Điển nhằm giành lại phía tây Karelia. Cuối cùng, vào tháng 3/1497, sau 2 năm chiến tranh khốc liệt, hai bên chiến tuyến đã ký Thỏa thuận ngừng bắn Novgorod đầu tiên, kéo dài 6 năm. Thỏa thuận khẳng định biên giới xác định từ năm 1323 cũng như đề xuất các quy tắc thương mại tự do giữa hai nước. Vào tháng 3/1510, thỏa thuận được tiếp tục kéo dài thêm 60 năm nữa.

Truyền thống đối đầu với Thụy Điển về chủ quyền ở Baltic được tiếp tục dưới thời các Sa Hoàng khác, trong đó có Sa Hoàng Ivan IV, Fyodor I, và Alexis I.

Đến năm 1700, Peter Đại Đế tuyên bố chiến tranh với Thụy Điển, để chiếm lại hai tỉnh Ingria và Karelia. Ông mở cuộc chiến này nằm mục đích mở các đường thông thương ra biển. Cuộc chiến tranh này kéo dài tới hơn 20 năm, cùng với nhiều nước Bắc Âu cùng can thiệp, và được gọi là Đại chiến Bắc Âu.

Trong nỗ lực giành lại vùng đất đã mất trong cuộc đại chiến, Thụy Điển liên tiếp gây xung đột với Đế chế Nga (cuộc chiến 1741-1743, 1788-1790, và cuộc chiến 1808-1809). Tuy nhiên theo quy định của Hiệp ước Fredrikshamn ra đời vào tháng 9/1890, Thụy Điển để mất quần đảo Åland Islands, Phần Lan and tỉnh Lapland. Tổng cộng sau các cuộc chiến, Thụy Điển đã mất quyền kiểm soát hơn 1/3 lãnh thổ và kể từ đó cũng không còn lấy lại vị thế cường quốc của mình.

Thổ Nhĩ Kỳ: 12 trận trong 241 năm

Trận chiến Nga đánh bại Thổ Nhĩ Kỳ trên đèo Shipka huyền thoại năm 1877.

Xung đột giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bắt nguồn từ cuối thế kỷ 16 với những trận chiến đẫm máu giữa Đế quốc Nga và Ottoman. Nguyên nhân chính trong mâu thuẫn là giành quyền kiểm soát vùng lãnh thổ phía bắc Biển Đen và Bắc Caucasus.

Trong Chiến tranh Thế giới thứ I, quân đội Nga cũng xem xét việc chiếm thành phố Constantinople. Tuy nhiên, về sau này, chính Liên bang Xô viết lại đóng vai trò quan trọng trực tiếp trong việc hình thành nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.

Nước Nga còn trở thành chỗ dựa kinh tế và quân sự hỗ trợ Tổng thống đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ Kemal Ataturk.

10 trận quyết đấu với Ba Lan

Lực lượng nổi dậy Ba Lan vây quanh Hoàng tử Pozharsky gần Điện Kremlin năm 1612.

Quan hệ giữa Nga và Ba Lan luôn trong tình trạng căng thẳng, xoay quanh các vụ tranh chấp lãnh thổ liên tiếp. Trong suốt các cuộc xung đột lớn ở châu Âu luôn hiện hữu mẫu thuẫn hai nước về đường biên giới. Trận chiến đối đầu nghiêm trọng nhất trong lịch sử hai nước bắt đầu từ đầu thế kỷ 17. Tính đến cuối thế kỷ 18 đã có 4 cuộc chiến lớn xảy ra giữa Nga và Khối Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva.

Vào năm 1815, phía đông Ba Lan trở thành một phần của Đế chế Nga, nhưng mâu thuẫn giữa người Ba Lan và Nga vẫn chưa dừng lại. Hai cuộc nổi dậy của người Ba Lan vào thế kỷ thứ 19 (1830, 1863) khiến Nga hạn chế sự tự do của người Ba Lan.

Ngoài ra, một trong những quốc gia gây ra các cuộc chiến tranh lớn với Nga là Đức. Hai nước đã có 3 trận chiến quan trọng, hai trong số đó là cuộc đối đầu trong Thế chiến thứ I và II. Đế chế Nga cũng nhiều lần chạm trán với quân đội Pháp, trong đó nổi bật là Chiến tranh Liên minh thứ 3 (1805), Chiến tranh Liên minh thứ 4 (1806-1807), Chiến tranh 1812 và Chiến tranh Crimea (1854-1856).

Hồng Hạnh (theo RBTH)