07:14 24/07/2014

Năm 2020 hàng tỉ thiết bị sẽ được kết nối để quản lý thông minh

Các tập đoàn dẫn đầu ngành công nghệ Atmel, Broadcom, Dell, Intel, Samsung Electronics và Wind River đã cùng nhau thành lập một tổ hợp công nghiệp mới tập trung vào việc cải thiện khả năng tương tác và xác định các yêu cầu kết nối cho hàng tỷ thiết bị, hứa hẹn sẽ tạo nên thời đại "Internet Vạn Vật".

Các tập đoàn dẫn đầu ngành công nghệ Atmel, Broadcom, Dell, Intel, Samsung Electronics và Wind River đã cùng nhau thành lập một tổ hợp công nghiệp mới tập trung vào việc cải thiện khả năng tương tác và xác định các yêu cầu kết nối cho hàng tỷ thiết bị, hứa hẹn sẽ tạo nên thời đại "Internet Vạn Vật" (Internet of Things - IoT).


Theo đó, Hiệp hội Kết nối Mở (OIC) tập trung vào việc xác định một khuôn khổ truyền thông phổ biến dựa trên các công nghệ tiêu chuẩn để kết nối không dây và quản lý một cách thông minh lưu lượng thông tin trong các máy tính cá nhân và các thiết bị IoT mới nổi trên mọi hình thức, hệ điều hành và nhà cung cấp dịch vụ. 


Tất cả những thiết bị khi được kết nối sẽ được điều khiển dễ dàng từ xa.


Từ đó, OIC sẽ tìm cách xác định các yêu cầu kết nối để đảm bảo khả năng tương tác của hàng tỷ thiết bị dự kiến sẽ hoạt động trực tuyến vào năm 2020, từ máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, máy tính bảng, các thiết bị gia dụng và các thiết bị đeo được. OIC dự định cung cấp các chỉ dẫn kỹ thuật, bổ sung mã nguồn mở và chương trình chứng nhận (certification program) cho các thiết bị kết nối không dây.

Các công ty thành viên sẽ đóng góp phần mềm và kỹ nghệ để phát triển những quy chuẩn kỹ thuật, bổ sung mã nguồn mở và chương trình chứng nhận. Tất cả nhằm thúc đẩy sự phát triển của IoT.


Ngôi nhà thông minh (smarthome)- giải pháp điều khiển ngôi nhà theo các kịch bản ngữ cảnh thông minh của Bkav vừa chính thức ra mắt từ tháng 6/2014.


Những tập đoàn đứng đầu các ngành công nghiệp được phân khúc theo chiều dọc, từ các giải pháp nhà ở và văn phòng thông minh cho đến các thiết bị tự động và các lĩnh vực khác sẽ tham gia trong chương trình. Điều này sẽ đảm bảo cho các thông số kỹ thuật OIC triển khai mã nguồn mở, giúp các công ty thiết kế sản phẩm một cách thông minh, quản lý đáng tin cậy, an toàn cũng như giúp cho việc trao đổi thông tin phù hợp với điều kiện thay đổi, năng lượng, băng thông và ngay cả khi không kết nối Internet.


Mã nguồn mở OIC đầu tiên sẽ nhắm đến các yêu cầu cụ thể về giải pháp văn phòng và nhà ở thông minh. Ví dụ, bảng chỉ dẫn kỹ thuật có thể đơn giản hóa việc điều khiển từ xa và nhận thông báo đối với các thiết bị gia dụng thông minh hoặc bảo vệ an toàn điện thoại di động, máy tính bảng và PC.


Đối với người tiêu dùng, các giải pháp này giúp tiết kiệm tiền và năng lượng. Đối với các doanh nghiệp, nhân viên và các nhà cung cấp có thể an toàn cộng tác trong khi tương tác với màn hình và các thiết bị khác trong phòng hội nghị. Bản chỉ dẫn kỹ thuật dành cho các ngành liên quan đến IoT bao gồm ô tô, y tế và công nghiệp phải tuân theo.


"Mã nguồn mở sẽ là sự hợp tác và là sự lựa chọn. OIC đã có những bằng chứng khác về việc mã nguồn mở giúp đổi mới nhiên liệu, đồng thời thúc đẩy một môi trường mở để hỗ trợ hàng tỷ thiết bị kết nối trực tuyến", Jim Zemlin, Giám đốc điều hành của Linux Foundation cho biết.


Các công ty thành viên bổ sung bao gồm các nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp, dịch vụ, cung cấp giải pháp, các nhà sản xuất chipset.... dự kiến sẽ tham gia OIC trong những tháng tới.


Hải Yên