09:16 28/09/2012

Mưu sinh mùa nước nổi

Đối với người dân ở vùng quê sông nước ĐBSCL nói chung, đặc biệt là đối với các hộ dân nghèo ít vốn thì mùa nước nổi là mùa ăn nên làm ra.

Vào mùa mưa, nghề làm lờ cá ở ĐBSCL được phát triển mạnh.

Đối với người dân ở vùng quê sông nước ĐBSCL nói chung, đặc biệt là đối với các hộ dân nghèo ít vốn thì mùa nước nổi là mùa ăn nên làm ra.


Cứ khoảng vào tháng 8-9 hằng năm, thời điểm mưa nhiều, triều cường dâng cao các làng nghề ở ĐBSCL như: Đan lưới, làm lợp, uốn lưỡi câu, đóng xuồng... và các hoạt động đánh bắt thủy sản như: Cá lóc, cá rô, bắt lương, rắn… lại diễn ra rất nhộn nhịp.


Mùa nước nổi không chỉ là mùa khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên mà còn có thể trồng một số loại rau muống, rau ngổ, bông súng, rau cần… và kết hợp nuôi cá, tôm càng xanh hay tận dụng nguồn cá tạp để làm mồi nuôi các loại cá có giá trị kinh tế cao.


Tin tức xin giới thiệu một số hình ảnh về sinh hoạt mưu sinh của người dân ở ĐBSCL nhân mùa nước nổi.



Nhiều hộ dân nghèo ở huyện Thới Bình phát triển nghề chài lưới trên sông. Nghề đánh lưới cá đã giúp cho cuộc sống gia đình anh Trần Văn Em ở xã An Xuyên (TP. Cà Mau) ổn định cuộc sống.


Dưới ao có thể trồng bông súng để phục vụ bữa ăn hằng ngày và bán để kiếm thêm thu nhập.



Vào mùa mưa, nghề làm lờ cá ở ĐBSCL được phát triển mạnh.




Đặt vó bắt cá đồng ở Cà Mau.



Nghề giăng lưới đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ đồng bào Khmer nghèo ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình (Cà Mau)



Đặt lờ bắt cá sặc ở U Minh Hạ.


Nghề chụp lưới bắt cá theo sông cũng phát triển mạnh.


Xuân Trang