09:20 18/09/2014

Liên kết yếu, cánh đồng mẫu lớn vẫn nhỏ

Ở một số địa phương, mô hình cánh đồng mẫu lớn vẫn chưa phát huy hiệu quả, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, thực hiện thiếu bài bản...

Mô hình liên kết, tạo ra cánh đồng mẫu lớn để sản xuất lúa hàng hóa, tăng thu nhập cho nông dân đã thực hiện được gần 2 năm. Nhưng ở một số địa phương, mô hình này vẫn chưa phát huy hiệu quả, liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn lỏng lẻo, thực hiện thiếu bài bản, doanh nghiệp nhiều lần viện cớ để không thu mua lúa cho nông dân...

Liên kết sản xuất trên cánh đồng mẫu lớn ở nhiều nơi còn thiếu chặt chẽ. Ảnh:  TTXVN


Cam kết thiếu chặt chẽ

Tại xã Thái Bình Trung, huyện Vĩnh Hưng (Long An) hiện có 100 ha ruộng sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn. Ở

GS.TS Võ Tòng Xuân, Chuyên gia có trên 40 năm kinh nghiệm với ngành lúa gạo: Chỉ rõ những doanh nghiệp “chân chính”

Nhiều doanh nghiệp làm chưa bài bản, liên kết “cho có” nhưng sau đó phó mặc cho nông dân tự đầu tư sản xuất. Tới vụ thu hoạch, nếu họ không muốn mua sẽ viện đủ lý do để từ chối thu mua cho dân. Thực chất, những công ty này không có thị trường ổn định, nên không thể mua của dân được. Do vậy, các địa phương phải nghiên cứu, thông báo những doanh nghiệp nào có uy tín, có thị trường ổn định, được Bộ Công Thương cho phép xuất khẩu gạo, sau đó công bố để người dân ký hợp đồng hợp tác. Như vậy, liên kết mới chặt chẽ, bài bản. Những công ty nào làm ăn “chộp giật” cũng phải thông báo tới từng người dân, để họ không “nhẹ da, cả tin” liên kết với các doanh nghiệp làm ăn không đàng hoàng này.

Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ): Doanh nghiệp phải xem lại mình

Nếu muốn làm cánh đồng lớn, doanh nghiệp phải làm ăn bài bản, giữ chữ tín với nông dân, phải mua lúa, gạo giá cao hơn thị trường vì đã bớt được một khâu trung gian, đồng thời để hỗ trợ nông dân và liên kết lâu dài. Như vậy, thương lái sẽ không có cơ hội cạnh tranh. Nếu liên kết cánh đồng mẫu lớn mà chúng ta vời giá mua lại thấp hơn thương lái thì tất nhiên nông dân phải bán ra ngoài. Nếu vậy, thì làm cánh đồng mẫu lớn để làm gì. Do đó, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, tiêu thụ cho nông dân cần phải nhìn lại chính mình, không nên đổ thừa cho thương lái.

đó, Công ty Phân bón Bình Điền cung ứng vật tư, Trung tâm Khuyến nông tỉnh cung cấp giống lúa.

Một nông dân trong xã, anh Lý Văn Long hiện có 3 ha ruộng tham gia mô hình cánh đồng lớn. Anh cho biết: “Vụ đầu tiên tham gia mô hình này, nông dân bán lúa cho Công ty Lương thực Long An. Tuy nhiên từ vụ thứ hai, công ty này không tiếp tục hợp đồng thu mua vì lý do: Quy mô cánh đồng chưa đủ lớn, chưa đáp ứng số lượng mà công ty cần thu mua. Mặt khác, giữa nông dân và doanh nghiệp vẫn còn một số vấn đề vướng mắc chưa giải quyết được”.

Theo anh Long, mặc dù nông dân thực hiện đúng quy trình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng khi đến ngày thu hoạch, doanh nghiệp đưa ra nhiều lý do để chậm thu mua và chậm trả tiền như: thiếu kho chứa, ngân hàng chưa giải ngân tiền vay… khiến nông dân lo lắng và chán nản.

“Doanh nghiệp cũng yêu cầu phải tập trung lúa tại kho mới thu mua, gây khó khăn và tăng chi phí cho nông dân. Tiếp theo là việc bất đồng trong việc đánh giá chất lượng lúa. Doanh nghiệp thường đưa ra nhiều lý do như lúa lẫn tạp chất (hoa cỏ, rơm…), hạt lúa không đồng đều để hạ giá. Trong khi đó, nông dân có thể bán lúa cho thương lái ngay tại ruộng với giá cả thỏa thuận theo thời điểm và nhận tiền liền”, anh Long nói.

Trả lời về vấn đề này, ông Ngô Thanh Vân, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Long An cho biết: “Khi liên kết sản xuất, nông dân muốn doanh nghiệp thu mua lúa ngay tại ruộng. Tuy nhiên, công ty không thể thực hiện được vì nhân lực có hạn, chỉ có thể thu mua lúa tập trung tại đầu mối. Thứ hai, một số nông dân không làm đúng quy trình kỹ thuật, mỗi người làm một nẻo nên chất lượng lúa không đồng đều, thường xuyên dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, công ty không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng của lúa gạo khi xuất khẩu”.

Theo ông Nguyễn Thanh Truyền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Long An, cùng một thời điểm, lúa được thu hoạch quá nhiều, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu, doanh nghiệp mua không kịp nên nông dân bán ra bên ngoài. Đây cũng là lý do khiến tỷ lệ tiêu thụ thực tế của doanh nghiệp ít hơn so với mục tiêu đặt ra.

Hiện nay, nông dân ở xã Thái Bình Trung vẫn tham gia cánh đồng lớn. Tuy nhiên, họ không còn liên kết về khâu tiêu thụ mà bán tự do cho thương lái bên ngoài.

Cũng theo anh Lý Văn Long, tham gia cánh đồng lớn thì năng suất lúa tăng hơn 500 kg/ha so với sản xuất thường. Chi phí sản xuất cũng giảm được 20% do gieo sạ giảm lượng giống và giảm thuốc trừ sâu. Tuy nhiên, lợi nhuận của nông dân chưa thật sự được ổn định và bảo đảm vì còn phụ thuộc nhiều vào thị trường và thời tiết.

Bên cạnh đó, ở mỗi xã, mỗi vùng trong huyện Vĩnh Hưng lại liên kết với một công ty khác nhau, không có sự thống nhất. Ngoài ra, hiện hầu hết người dân tự mua giống, vật tư và trả tiền mặt ngay từ đầu vụ.

Anh Lê Văn Dạ ở ấp Chòi Mòi, xã Tuyên Bình, có 10 ha ruộng tham gia cánh đồng lớn,iên kết với Công ty Lúa Vàng ( trụ sở chính tại Bình Dương) cho biết: “Tham gia cánh đồng lớn, anh và nông dân khác được hỗ trợ về giống, vật tư và được hướng dẫn sản xuất theo quy trình. Năng suất lúa tăng lên nhưng giá bán lúa cho công ty cũng không cao hơn giá ngoài thị trường. Lợi nhuận của nông dân tham gia cánh đồng lớn có tăng lên nhưng chưa nhiều và chủ yếu nhờ vào chênh lệch năng suất”.

Phải cùng ăn ngủ với dân


Một nguyên nhân khiến cho việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân còn khá lỏng lẻo là do các doanh nghiệp chưa có đầu ra ổn định. Do vậy, họ không thể mua hết lúa, gạo của nông dân.

“Vụ hè thu 2014 có 16 doanh nghiệp hội viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) thực hiện liên kết sản xuất cánh đồng mẫu lớn. Họ đã ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa của nông dân với diện tích gần 12.900 ha. Nhưng chỉ có hơn 9.900 ha được doanh nghiệp tiêu thụ (bằng khoảng 80% kế hoạch)”, ông Lê Đức Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), thuộc Tổ công tác theo dõi và triển khai Quyết định 62 của Chính phủ (khuyến khích xây dựng cánh đồng lớn) cho biết.

“Tính cả diện tích được liên kết sản xuất nằm ngoài chương trình thí điểm của Quyết định 62, thì vụ hè thu vừa qua tỷ lệ diện tích thực tế được doanh nghiệp tiêu thụ chỉ đạt hơn 42.600 ha, chiếm 55% so với tổng diện tích được các doanh nghiệp đăng ký 77.420 ha”, ông Thịnh cho biết thêm.

Để liên kết được bền vững, ông Ngô Thanh Vân, Phó Giám đốc Công ty Lương thực Long An đề xuất, trong HTX nông nghiệp tham gia liên kết 4 nhà nên hình thành các đội chuyên hóa từng khâu.

Ví dụ: đội chuyên gieo sạ, đội chuyên thu hoạch và đội chuyên vận chuyển. Trong đó, đội vận chuyển sẽ thực hiện việc gom lúa và chuyển đến kho của công ty. Như vậy, nông dân có thể giao lúa tại ruộng và doanh nghiệp nhận lúa tại kho.

“Về vấn đề quản lý quy trình sản xuất, nên hình thành hệ thống quản lý chéo giữa các bên tham gia. Trong đó, các kỹ thuật viên (nhà khoa học) phải thường xuyên giám sát việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không để nông dân sử dụng tự phát. Doanh nghiệp chỉ có thể quản lý dựa trên chất lượng sản phẩm cuối cùng. Nông dân cần chủ động tìm hiểu và áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng nông sản”, ông Vân cho biết.

Theo GS.TS Võ Tòng Xuân: “Các công ty phải cùng “ăn ngủ” với nông dân thì mới thành công. Tức là phải đầu tư cho người dân, cùng người dân chăm sóc trong suốt quá trình sản xuất lúa. Đồng thời, chịu trách nhiệm về đầu ra thì người dân mới yên tâm ký kết, không lật kèo. Trong thời gian qua, một số công ty đã thực hiện được việc này và đang từng bước thành công, được người dân tin tưởng”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch đưa diện tích liên kết, tiêu thụ lúa trong mô hình cánh đồng lớn cả năm 2015 đạt hơn 196.000 ha, tăng trên 57.100 ha (tương đương trên 41%) so với năm 2014.

Theo các chuyên gia, việc xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn không chỉ là việc quy hoạch lại đồng ruộng, tập hợp nông dân để sản xuất tập trung, tạo ra sản phẩm đồng đều, chất lượng, mà đích đến cuối cùng là tăng thu nhập cho người trồng lúa, tạo thương hiệu cho gạo Việt Nam. Song, với tình trạng liên kết thiếu chặt chẽ như hiện nay, thì việc để người nông dân tăng thu nhập và bền vững vẫn đang là một bài toán khó.



Sản xuất tập trung để tạo ra thương hiệu

Ông Đặng Kim Sơn (ảnh dưới), Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, Bộ NN&PTNT chia sẻ về mô hình sản xuất lúa gạo tập trung.


´Xin ông cho biết việc liên kết cánh đồng mẫu lớn sẽ giúp cho nông dân cải thiện được gì?

Với một nền nông nghiệp xuất phát điểm thấp, chúng ta gặp rất nhiều vướng mắc về kỹ thuật. Nông dân ta sử dụng nhiều giống lúa cho nên các trà lúa khá phức tạp, không đồng bộ về chất lượng.

Song song với đó là việc sử dụng vật tư lãng phí, phân, thuốc, nước... điều này không những làm tăng giá thành sản xuất, mà còn làm giảm chất lượng, ảnh hưởng tới vệ sinh an toàn thực phẩm của lúa gạo.

Về mặt tổ chức, hiện nay, các hộ nông dân sản xuất nhỏ, bán lúa ngay trên ruộng cho thương lái. Do đó, chúng ta bị chia cắt công đoạn giữa những người sản xuất với thị trường.

Do vậy, giá thành sản xuất lúa cao, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, gây ra ô nhiễm môi trường và tài nguyên bị sử dụng lãng phí. Thu nhập được phân bổ không đều giữa các tác nhân ở trong ngành hàng lúa gạo, người chịu thiệt thòi nhất, rủi ro cao nhất vẫn là người nông dân.

Tất cả những yếu kém đó tác động tới năng suất lao động, sức cạnh tranh của ngành lúa gạo Việt Nam. Làm cho sức cạnh tranh của ngành thấp hơn so với nội lực. Do đó, phải tập trung thực hiện liên kết người dân tạo ra những cánh đồng mẫu lớn.

Trong việc tập trung xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, thì điểm mấu chốt là gì thưa ông?


Điểm mấu chốt là thể chế, đây là vấn đề quan trọng nhất. Làm thế nào để chúng ta nâng được quy mô sản xuất của người nông dân từ mức nhỏ hiện nay thành các cánh đồng mẫu lớn. Tức là người dân vẫn giữ ruộng nhỏ nhưng liên kết với nhau cùng sản xuất theo cùng một loại giống, thời gian và kỹ thuật.

Gom họ lại hình thành hợp tác xã, các tổ sản xuất, liên kết quy mô lớn hơn với việc vật tư đầu vào tốt, giá rẻ hơn, đầu ra được chế biến, được bảo quản trong kho bảo đảm, phơi sấy đúng kỹ thuật trước khi đưa ra thị trường. Hơn nữa, gắn kết nông dân với doanh nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng.

Về mặt kỹ thuật, trên cơ sở nền sản xuất được tổ chức tốt, chúng ta có thể giảm bớt được phân, thuốc hiệu quả. Dùng ít giống nhưng chất lượng cao, đồng bộ trên quy mô rộng, như vậy sẽ tiết kiệm được nước tưới. Áp dụng cơ giới hóa, chuyển từ bơm tưới bằng máy nổ sang bằng điện.

Như vậy, giá thành sẽ giảm rất nhiều. Chưa kể chúng ta giảm chi phí hao hụt khi vận chuyển vào kho tàng. Chế biến sâu lúa gạo lẫn rơm, trấu tạo ra các giá trị ngày càng tăng thêm. Làm cho hạt lúa Việt Nam có thương hiệu, có tiêu chuẩn để đi được vào các thị trường có giá trị hơn. Như vậy, thu nhập của nông dân mới tăng lên được.

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp đã thực hiện liên kết với nông dân để sản xuất tập trung, ông đánh giá thế nào về hiện trạng này?


Trong thời gian qua, các doanh nghiệp lúa gạo lớn của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu, thúc đẩy thương mại cho nông sản Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp này chưa đủ sức hướng về thị trường đúng như một doanh nghiệp cạnh tranh trong một thể chế thị trường hoàn chỉnh.

Một số doanh nghiệp vẫn mua qua trung gian, ở thị trường quốc tế họ cũng không mạnh khâu tiếp thị, xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu của lúa gạo Việt Nam. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải “cắm chân” của họ xuống ruộng, xuống nơi sản xuất bằng cách đầu tư cho nông dân, phối hợp các hợp tác xã để xây dựng chuỗi sản xuất.

Do vậy, các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ với nông dân, trên cánh đồng sẽ áp dụng sản xuất cơ giới hóa, nước sẽ được tiết kiệm hơn rất nhiều, đồng ruộng sẽ được san phẳng, phân, thuốc, nhiên liệu sẽ được tiết kiệm vì vậy hiệu quả của sản xuất lúa gạo Việt Nam sẽ tăng lên.

Ở đầu thị trường, phải nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đưa thêm các giá trị gia tăng vào trong bao bì, nhãn mác. Như vậy, lúa gạo Việt Nam mới có thương hiệu, phẩm chất tốt, có nhãn mác và chúng ta sẽ được biết đến như là một trong những nơi cung cấp gạo ngon, chất lượng cao. Đây sẽ là bước đột phá, rồi nhân rộng ra cà phê, chè, cao su...


Hữu Vinh - Xuân Anh