07:10 11/07/2012

Lao động cưỡng bức là vấn đề nghiêm trọng của EU

Ngày 10/7, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo, lao động cưỡng bức đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước EU đang thực hiện các biện pháp tăng cường để giải quyết vấn nạn này.

Ngày 10/7, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cảnh báo, lao động cưỡng bức đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở Liên minh châu Âu (EU) và nhiều nước EU đang thực hiện các biện pháp tăng cường để giải quyết vấn nạn này.

 

Đánh mới nhất của ILO về lao động cưỡng bức và buôn người cho biết tại các nước thành viên EU, 880.000 người đang bị cưỡng ép lao động, tương đương tỷ lệ 1,8 người trên 1.000 dân. Trong số này, 30% là nạn nhân bị cưỡng bức tình dục và 70% bị bóc lột lao động. Phụ nữ chiếm tới 58% số nạn nhân bị cưỡng bức lao động, trong đó chủ yếu là công dân EU, Trung và Đông Nam Âu, châu Phi, sau đó là Mỹ Latinh và châu Á. Người trưởng thành và trẻ em cũng bị cưỡng bức tham gia các hoạt động kinh tế bất hợp pháp hoặc không chính thức, kể cả ăn mày. Trung và Đông Nam Âu và các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là khu vực có tỷ lệ người bị cưỡng bức lao động cao nhất thế giới với tỷ lệ 4,2 người trên 1.000 dân. 13/19 nước này đang trong quá trình gia nhập EU.

 

Hiện có khoảng 880.000 người đang bị cưỡng ép lao động tại EU, trong số này, 30% là nạn nhân bị cưỡng bức tình dục  Nguồn: Internet.

 

Báo cáo của ILO nhấn mạnh trong những năm gần đây, các nước thành viên EU đã thông qua các đường lối toàn diện hơn chống lại nạn buôn người để bóc lột lao động và khai thác tình dục. Các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và giúp việc nhà là các lĩnh vực chính được phát hiện có nhiều lao động cưỡng bức trong EU. Các nạn nhân thường bị rủ rê thông qua các đề nghị việc làm "giả" và phải làm việc trong các điều kiện tồi tệ hơn dự kiến. Nhiều lao động cưỡng bức này hầu như không có quyền mặc cả và thường ở trong tình trạng bất hợp pháp. ILO đã phối hợp với các nước EU nghiên cứu các cơ chế tuyển mộ, lừa đảo và lạm dụng lao động trong các lĩnh vực dễ bị tổn thương do buôn người. Các nước EU cũng tăng cường khả năng của các thanh tra lao động trong cuộc chiến chống lao động cưỡng bức. ILO kêu gọi các nước EU hành động mạnh mẽ hơn nữa để phát hiện sớm hơn và trừng phạt nghiêm khắc hơn các tội phạm liên quan buôn người để đảm bảo số nạn nhân không tăng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế làm tăng nguy cơ này.

 

TTXVN/Tin tức