Việt Nam sẽ lọt vào top 30 nền kinh tế lớn nhất thế giới trước năm 2030

Theo dự báo của công ty tư vấn PricewaterhouseCoopers (PwC), với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 4 – 5%, Việt Nam, Philippines và Nigeria được dự đoán là ba quốc gia có mức tăng lớn nhất trên bảng xếp hạng GDP, và trước năm 2030, GDP Việt Nam xếp thứ 29 với 1.303 tỷ USD.

Bảng thống kê cho thấy các nền kinh tế mới nổi sẽ thống lĩnh kinh tế thế giới trước 2050.

RT dẫn nguồn tin từ báo cáo vừa được PwC công bố cho biết thông tin trên, đồng thời, trong vòng 30 năm tới, GDP Trung Quốc sẽ đạt 58,5 nghìn tỷ USD, đứng vị trí thứ nhất. Ấn Độ với trên 44.000 tỷ USD xếp vị trí thứ 2 trong khi Mỹ với nền kinh tế tương đương 34.100 tỷ USD xếp vị trí thứ 3 còn GDP của Việt Nam là 3.176 tỷ USD, xếp thứ 20. Trong khi đó, Nga được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế dẫn đầu châu Âu, vượt lên trước Đức, Anh và Italy với GDP 7.000 tỷ USD.

Trong bản báo cáo có tên “Tầm nhìn dài hạn: Trật tự kinh tế toàn cầu sẽ thay đổi thế nào trước 2050?”, PwC xếp hạng 32 quốc gia dựa trên dự đoán GDP của các quốc gia này theo lý thuyết kinh tế ngang giá sức mua (PPP).

Nội dung bản báo cáo đề cập sự tăng trưởng này của các nền kinh tế trên thế giới được thúc đẩy phần lớn bởi các quốc gia đang phát triển và kinh tế mới nổi. 7 quốc gia thuộc các nền kinh tế mới nổi E7 là Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng tới tỷ lệ trung bình hàng năm khoảng 3,5% trong 34 năm tiếp theo.

Trong khi đó, các quốc gia có nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ có tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ ở mức 1,6%.

Với tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 4 – 5%, Việt Nam, Philippines và Nigeria được dự đoán là ba quốc gia có mức tăng lớn nhất trên bảng xếp hạng GDP.

Theo PwC, trước năm 2030, GDP Việt Nam xếp thứ 29 với 1.303 tỷ USD, Philippines đứng thứ 24 với 1.615 tỷ USD, Nga đứng thứ sáu với 4.736 tỷ USD, Ấn Độ đứng thứ 3 với 19.511 tỷ USD, Mỹ đứng thứ hai 23.475 tỷ USD, Trung Quốc đứng đầu với 38.008 tỷ USD.

Bốc dỡ những chuyến hàng đầu tiên năm 2017 tại cảng container Quốc tế Cái Lân. Ảnh: Hoàng Phương/TTXVN

Năm 2016, xếp hạng GDP Việt Nam thep PPP là 595 tỷ USD, xếp thứ 32.

Trong khi tỷ trọng GDP của Mỹ và châu Âu trong GDP toàn cầu được dự báo giảm, tỷ trọng của hai nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ trong GDP toàn cầu được dự đoán tăng đáng kể. Từ năm 2016 – 2050, tỷ trọng của Trung Quốc tăng từ 18% lên 20%, Ấn Độ tăng từ 7% lên 15%, Mỹ giảm từ 16% xuống còn 12%, Liên minh châu Âu (27 quốc gia không bao gồm Anh) giảm từ 15% xuống còn 9%.

Theo cách tính dựa trên tỷ giá hối đoái thị trường, PwC dự đoán Mỹ sẽ mất vị thế thống soái kinh tế toàn cầu trước 2030 và khoảng cách sẽ tiếp tục tăng trước 2050 với việc GDP Trung Quốc đạt gần 50.000 tỷ USD trước 2050 và Mỹ vẫn chỉ có 34.100 tỷ USD như phương pháp PPP.

Ngang giá sức mua là một lý thuyết kinh tế so sánh tiền tệ các quốc gia khác nhau thông qua cách tiếp cận một rổ hàng hóa thị trường. PPP nhằm xác định năng suất kinh tế và chất lượng cuộc sống của nhiều quốc gia trong một khoảng thời gian.

Bởi vì tỷ giá hối đoái thị trường thường thay đổi không ổn định, nhiều nhà kinh tế học xem PPP là một cách ước tính chính xác hơn nền kinh tế của một quốc gia.

Vũ Anh
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma cảnh báo chiến tranh
Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma cảnh báo chiến tranh

Ông chủ Tập đoàn thương mại Alibaba của Trung Quốc Jack Ma (Mã Vân) cảnh báo rằng nếu thương mại chấm dứt, chiến tranh sẽ nổ ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN