Việt Nam đã nỗ lực giảm tác động của lạm phát

Ngày 10/5 tại Hà Nội, ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc đã gặp gỡ phóng viên báo chí để chia sẻ về các vấn đề phát triển ở Việt Nam sau 5 năm công tác tại Việt Nam.

Ông John Hendra nhận định: Giống như nhiều quốc gia châu Á khác, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với áp lực lạm phát nặng nề hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Ông John Hendra cho rằng: Nghị quyết 11 của Chính phủ là một bước ngoặt không chỉ trong hoạch định chính sách mà còn trong tư duy chính sách. Lần đầu tiên trong vòng nhiều năm qua, tăng trưởng không còn được coi là ưu tiên trước mắt nữa. Điều này thể hiện sự đồng thuận ngày càng cao đối với yêu cầu chuyển hướng trọng tâm từ "số lượng" sang "chất lượng" của tăng trưởng và phát triển.

Chính phủ rất chủ động, tích cực trong việc sử dụng các yếu tố lãi suất và sự mất giá tiền tệ nhằm giải quyết lạm phát. Tuy nhiên, các áp lực liên quan đến việc giảm tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ thấp và thâm hụt thương mại cao vẫn là những mối quan ngại lớn. Ngành tài chính tiếp tục là một ngành có nguy cơ cao do tăng trưởng tín dụng ở mức rất cao và tình trạng này cần được kiềm chế một cách cẩn trọng. Mục tiêu giảm tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20% đáng được hoan nghênh, song cần đặt ra một chỉ tiêu thấp hơn và cụ thể hơn và cần đặt trọng tâm vào việc giảm tăng trưởng tín dụng ở các doanh nghiệp nhà nước chứ không phải ở khối doanh nghiệp tư nhân, cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ.


Nguyễn Hồng Điệp
Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN