TP Hồ Chí Minh: Hàng Việt chiếm phần lớn tại các kênh phân phối

Hiện TP Hồ Chí Minh có hệ thống phân phối hàng Việt phủ rộng khắp địa bàn với 40 trung tâm thương mại, 193 siêu thị, 240 chợ truyền thống, hơn 890 cửa hàng tiện lợi. Tỷ lệ hàng Việt chiếm lĩnh thị trường tại các kênh phân phối, duy trì từ 80-90%.

Tại hội nghị tổng kết Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP Hồ Chí Minh năm 2016, chiều 16/3, Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Võ Thị Dung nhận định: Cuộc vận động đã góp phần nâng cao nhận thức và hành vi tiêu dùng của người dân theo hướng ưu tiên lựa chọn mua sắm các mặt hàng sản xuất trong nước.

Việc ưu tiên sử dụng hàng Việt của người tiêu dùng đã góp phần thúc đẩy sản xuất của các các doanh nghiệp, từ đó hàng Việt Nam từng bước khẳng định thương hiệu và đa dạng các mô hình phân phối đến tay người tiêu dùng.

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh khen thưởng các tập thể có đóng góp trong cuộc vận động. Ảnh: Phương Vy/TTXVN

Phó Bí thư Thành ủy đề nghị trong thời gian tới, các đơn vị, sở ngành cần đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động, trong đó các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai hoạt động.

Các nội dung phải gắn chặt với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; gắn với chương trình bình ổn thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, khởi nghiệp sáng tạo.

Để cuộc vận động tiếp tục đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả bền vững, Phó Bí thư Thành ủy nhấn mạnh, cần chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng ưu tiên dùng hàng sản xuất trong nước.

Cùng với đó, các ngành chức năng cần tạo tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, sáng tạo, đầu tư phát triển; có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng sản phẩm, công nghệ trong nước. Đồng thời, UBND thành phố chỉ đạo các sở ngành mở rộng diện phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp uy tín trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng người dân.

Thời gian qua, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được các sở ngành thành phố quan tâm thực hiện, với nhiều giải pháp đồng bộ, từ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc ưu tiên sử dụng hàng Việt đến hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước sản xuất, mở rộng mạng lưới kinh doanh hàng Việt.

Gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chương trình bình ổn thị trường. Đến nay, thành phố đã phát triển được trên 10.500 điểm bán hàng bình ổn, phủ rộng khắp các địa bàn, đặc biệt tại các khu vùng ven ngoại thành, khu tập trung đông công nhân, người lao động. Đồng thời, các ngành chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm.

Thu Hoài (TTXVN)
Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tăng nội lực, tích cực hội nhập
Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tăng nội lực, tích cực hội nhập

Tối ngày 2/3, tại Lễ trao chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao, do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đánh giá cao các doanh nghiệp đã tự khẳng định mình trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc thông qua việc đạt được chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2017.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN