Thúc đẩy giải ngân các dự án FDI

Tính đến cuối năm 2010, tổng vốn đăng ký FDI là 216 tỷ USD, vốn thực hiện là 27 tỷ USD; còn 139 tỷ USD chưa giải ngân. Dự báo khoảng 50% con số đó không có khả năng thực hiện, như vậy còn khoảng 70 tỷ USD có thể đưa vào sử dụng.

Đó là những con số được đưa ra tại  hội thảo "Đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp FDI và các biện pháp thúc đẩy giải ngân các dự án FDI" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức ngày 2/12 tại thành phố Đà Nẵng.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam trong thời gian qua tuy chỉ mới giải ngân được chưa đầy 40% tổng vốn đăng ký, nhưng đã có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Vốn giải ngân hàng năm của khu vực này chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; kim ngạch xuất khẩu chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; đóng góp gần 20% tổng thu ngân sách; chuyển giao nhiều loại công nghệ mới vào Việt Nam; tạo việc làm cho hàng triệu lao động, trong đó đặc biệt đã đào tạo được một lực lượng đông đảo cán bộ quản lý doanh nghiệp và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế đất nước.

Các số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, vốn giải ngân trong 5 năm gần đây vẫn duy trì mức tương đối ổn định (khoảng 10 tỷ USD mỗi năm), ngay cả trong những giai đoạn kinh tế chung gặp khó khăn. Điều này cho thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư đang kinh doanh ở Việt Nam.


Vốn giải ngân FDI tại Việt Nam trong 5 năm gần đây vẫn duy trì mức tương đối ổn định (khoảng 10 tỷ USD mỗi năm). Ảnh Internet


Đã xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư không có năng lực tài chính, lợi dụng các địa phương có nhiều ưu đãi để được cấp phép cho những dự án lớn nhưng không thực hiện, gây lãng phí nhưng chưa có chế tài xử lý. Tình trạng chậm trễ trong khi triển khai thực hiện dự án FDI có nguyên nhân khách quan do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhà đầu tư không có điều kiện về thị trường, vốn, tín dụng để xây dựng các nhà máy, nhưng cũng có nguyên nhân chủ quan như chậm giải phóng mặt bằng, thủ tục hành chính phiền hà trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường.

Một tín hiệu đáng mừng là điều tra do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài gửi đến các đơn vị FDI với trên 300 phiếu phản hồi cho thấy, đa số doanh nghiệp FDI hài lòng với môi trường đầu tư ở Việt Nam. Có 60% số doanh nghiệp không có ý kiến phàn nàn khó khăn trong quá trình triển khai dự án; trong đó có hơn 20% đánh giá cao sự hỗ trợ của các cơ qủan lý nhà nước đã tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án./.

Văn Sơn
Chưa có cơ sở để kết luận doanh nghiệp FDI chuyển giá

Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng cho hay: Việc kết luận doanh nghiệp FDI có hành vi chuyển giá không phải dễ, do các cơ quan chức năng chưa xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu để đối chiếu so sánh từng loại hàng hóa, vật liệu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN