Thống đốc NHNN: Cơ bản kiểm soát nợ xấu vào 2015

Đây là chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình trong lễ khai trương hoạt động Công ty Quản lý tài sản (VAMC) sáng nay 26/7, tại Hà Nội.

Thống đốc cho biết: Trên thế giới, mô hình công ty quản lý tài sản rất phổ biến và đa dạng. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nguy cơ nợ xấu cao thì việc hình thành công ty quản lý tài sản là rất cần thiết. VMAC được thành lập theo Quyết định số 1459/QĐ-NHNN – là công cụ đặc biệt của Nhà nước nhằm góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong một phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ảnh: Nhan Sáng – TTXVN.


Để phù hợp với thực tế tại Việt Nam , mô hình của VAMC đã được lựa chọn kỹ lưỡng bởi tính đặc thù riêng và phức tạp của loại hình công ty này. Bởi vậy, ngoài sự năng động, sáng tạo, VAMC cần phát huy khả năng của đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm. Hiện rất nhiều tổ chức tín dụng kỳ vọng vào công ty, giúp tháo gỡ khó khăn trong xử lý nợ xấu cho các đơn vị để phát triển lành mạnh... Muốn vậy, VAMC phải xây dựng và hoạt động, phát triển theo lộ trình vững chắc; giai đoạn đầu cần tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách nhất; phấn đấu đến năm 2015 cơ bản kiểm soát được vấn đề nợ xấu – Thống đốc nhấn mạnh.

VAMC là doanh nghiệp đặc thù do Nhà nước sở hữu 100% vốn, chịu sự quản lý của nhà nước, thanh tra, giám sát trực tiếp của NHNN. Công ty hoạt động với số vốn điều lệ 500 tỷ đồng và theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhận; công khai, minh bạch; hạn chế rủi ro và chi phí trong xử lý nợ xấu.


Hoạt động chính của VAMC bao gồm: Mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng; thu hồi nợ, đòi nợ và xử lý, bán nợ, tài sản đảm bảo; cơ cấu lại các khoản nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần của khách hàng vay; đầu tư, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản bảo đảm đã được VAMC thu nợ; quản lý nợ xấu đã mua và kiểm tra giám sát tài sản bảo đảm có liên quan đến khoản nợ xấu bao gồm cả tài liệu, hồ sơ liên quan đến khoản nợ xấu và bảo đảm tiền vay...


Hoàng Thu
Ba giả thuyết giải quyết nợ xấu để phá băng tín dụng
Ba giả thuyết giải quyết nợ xấu để phá băng tín dụng

Tại hội thảo “Nợ xấu, tín dụng và tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam” được tổ chức vào cuối tháng 5 vừa qua, TS Lê Xuân Nghĩa cho biết để thị trường và nền kinh tế đi lên, cần phải phá băng tín dụng. Theo đó, ba giả thuyết đã được ông đưa ra.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN