Thanh toán điện tử đóng góp 880 triệu USD cho GDP Việt Nam

Theo nghiên cứu phân tích do Moody’s thực hiện, việc gia tăng sử dụng các sản phẩm thanh toán điện tử (TTĐT) như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và thẻ trả trước đóng góp 880 triệu USD vào tổng giá trị GDP của Việt Nam trong giai đoạn từ 2011 - 2015.

Có thể nói, Việt Nam là nước đứng thứ 2 trong khu vực (được Moody’s khảo sát) có chỉ số tăng trưởng DGP nhờ vào sự tăng trưởng của TTĐTT (0,14%), chỉ đứng sau Thái Lan (0,19%) và xếp trên Singapore (0,1%).

Song song đó, các nhà kinh tế của Moody’s ước lượng trong giai đoạn trên, sự tăng trưởng tần suất sử dụng thẻ tạo ra khoảng 75.000 việc làm mỗi năm tại Việt Nam.

Ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết TTĐT đã góp phần cho nền kinh tế Việt Nam

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, chính phủ của các nước sẽ được hưởng lợi khi điện tử hóa phương thức thanh toán và môi trường kinh doanh cũng sẽ trở nên ổn định và cởi mở hơn. Bên cạnh đó, TTĐT giúp hạn chế tối đa khả năng hình thành nền

Bản báo cáo nghiên cứu trên với tên gọi “Ảnh hưởng của Thanh toán điện tử đến sự tăng trưởng kinh tế” của Moody đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh và chi tiết về ảnh hưởng của TTĐT đến hơn 70 nền kinh tế trong vòng 4 năm qua. Nhìn chung, sự gia tăng của TTĐT đã tạo ra trung bình 2,6 triệu việc làm mới mỗi nằm và đóng góp 298 tỷ USD vào giá trị GDP, đồng thời giúp mức chi tiêu gia đình cho hàng hóa và dịch vụ tăng bình quân 0,18% mỗi năm.

kinh tế “ngầm” - nền kinh tế bao gồm các hoạt động không chính thức và các giao dịch dựa chủ yếu vào tiền mặt. Vì vậy, TTĐT giúp lợi nhuận thuế của Chính phủ các nước tăng lên, đồng thời cắt giảm chi phí lưu trữ tiền mặt, đảm bảo thanh toán và tạo ra hệ thống tài chính tốt hơn cho người tiêu dùng.


Có thể thấy, trong 70 quốc gia được nghiên cứu, Moody’s nhận thấy rằng với 1% tăng trưởng của thanh toán điện tử có thể mang đến giá trị gia tăng xấp xỉ 104 tỷ USD cho mức tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ mỗi năm. Nếu không xét thêm những yếu tố khác, tỉ lệ sử dụng thẻ cao có thể giúp GDP tăng trưởng thêm trung bình 0,04% mỗi năm.


Trao đổi với phóng viên sáng ngày 2/6, ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Lào và Campuchia cho biết: “Kết quả nghiên cứu của Moody đã một lần nữa khẳng định những lợi ích mà TTĐT mang lại cho nền kinh tế tại các quốc gia trên khắp thế giới, và cụ thể tại Việt Nam. Vì thế, Visa tin rằng việc gia tăng sử dụng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng sẽ giúp cho sự phát triển của thương mại điện tử cũng như các dịch vụ khác. Theo đó, Visa cam kết tiếp tục nổ lực mở rộng mạng lưới TTĐT khắp Việt Nam”.


Tính điến thời điểm hiện tại, tổng lượng giao dịch của Visa tại Việt Nam tăng 34%, mạng lưới chấp nhận thẻ cũng được mở rộng với 38% tăng trưởng trong tổng số điểm bán lẻ (POS) khắp cả nước. Đồng thời, mua sắm trực tuyến thông qua thẻ Visa đã tăng đáng kể, đạt 47% cùng với tần suất sử dụng internet tại Việt Nam hiện nay ước lượng đã vượt hơn 45 triệu người dùng.


“Với những cải tiến công nghệ, Visa mong muốn phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng Việt Nam những lợi ích của TTĐT, mang đến những phương thức thanh toán dễ dàng và an toàn, giúp thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời tạo ra nền tảng tài chính vững chắc nhằm kích thích tiêu dùng”, ông Preston chia sẻ.


Hải Yên
Thẻ tín dụng nhiều, dùng ít
Thẻ tín dụng nhiều, dùng ít

Thời gian qua, các ngân hàng đua nhau phát hành thẻ tín dụng để tăng trưởng doanh thu dịch vụ bán lẻ. Thống kê của Hiệp hội thẻ Việt Nam cho thấy, lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đã đạt gần 86 triệu thẻ. Tuy nhiên, theo Tổ chức Banknet.vn, hiện có đến 50% số thẻ đang lưu hành tại Việt Nam lại không hoạt động.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN