Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty Kinh doanh chế biến thủy sản xuất khẩu Quốc Việt (Cà Mau). Ảnh: Trần Việt/TTXVN |
Đây là kết luận của DOC trong đợt xem xét 5 năm lần thứ hai về thuế chống bán phá giá đối với tôm đông lạnh nhập khẩu từ các nhà cung cấp Việt Nam.
Tháng 9/2016, DOC công bố kết luận cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 10. Đợt xem xét này áp dụng với các lô tôm từ Ấn Độ và Việt Nam trong giai đoạn từ 1/2/2014 đến 31/1/2015.
Ông Jarrod Goldfeder, một luật sư thương mại tại Trade Pacific PLLC cho biết, thuế chống bán phá giá áp dụng cho Việt Nam khá khác biệt và không như thông thường. Trong phán quyết sơ bộ vào tháng 3/2016, DOC tính toán mức thuế 2,86% cho công ty Minh Phu Seafood Corp; 4,78% cho công ty Stapimex, và 3,56% cho các nhà xuất khẩu khác của Việt Nam. Đây là các công ty chứng minh thuộc đối tượng được hưởng “mức thuế tự nguyện” không dựa trên sự kiểm soát của Chính phủ Việt Nam.
Tuy nhiên, công ty Minh Phu Saefood Cỏp đã đạt được thỏa thuận với DOC để thoát khỏi sự xem xét lần thứ 10 (và một số lần xem xét khác).
Với sự loại bỏ áp thuế đối với Minh Phu Corp, “mức thuế tự nguyện” dành cho 31 công ty xuất khẩu tôm khác của Việt Nam tương đương mức 4,78% như bị đơn Stapimex. Thuế dành cho 31 doanh nghiệp tăng mạnh so với phán quyết sơ bộ của DOC là 0,91%.
Thuế sơ bộ của DOC trong đợt xem xét lần thứ 11 đã được công bố đầu tháng 11/2016 cho các lô hàng từ 1/2/2015 đến 31/1/2016. Mức thuế cho các bị đơn trước vẫn được duy trì ở mức tương đương như trong POR 10. Trong khi mức thuế toàn quốc 25,75% sẽ được áp dụng cho các nhà xuất khẩu không tham gia vào đợt xem xét.
Sau 90 ngày công bố mức thuế của lần xem xét thứ 11, nếu không có yêu cầu gia hạn thêm thời gian xem xét quyết định từ phía các công ty Việt Nam, DOC sẽ công bố chính thức mức thuế chống bán phá giá mới đối với tôm Việt Nam.