Sản vật mùa nước nổi

Theo ngành Nông nghiệp, mùa lũ năm 2011, tỉnh An Giang có hơn 30 mô hình sản xuất trước và trong mùa nước nổi như trồng lúa và hoa màu vụ 3 trên 140.000 ha đang cho thu hoạch; trồng cây thủy sinh với các loại cây sen, ấu, bông súng, rau nhút, bông điên điển; sản xuất khô, mắm; sản xuất chì chày, câu, lưới; đánh bắt thủy sản; bắt ốc, nuôi tôm, cá trên chân ruộng; nuôi lươn, ếch trong bể lót ni-lon; chở đất thuê...

Các mô hình này đang triển khai có hiệu quả, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho gần 600.000 lao động, với thu nhập từ 100.000 - 150.000 đồng/người/ngày.


Sản vật mùa lũ. Ảnh: TTXVN



Tuy lũ lớn gây thiệt hại nặng về tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân trong thời gian qua, nhưng bên cạnh đó mùa lũ đã giúp nhân dân tận dụng để sản xuất có hiệu quả. Nghề làm lợp cua nổi tiếng ở huyện Châu Phú với gần 100 hộ sản xuất lợp cua ngay từ tháng 5, cung cấp cho thị trường khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia kéo dài đến tháng 9, cho thu nhập rất cao.


Còn ở khu vực đất cồn, người dân tận dụng mặt nước trồng ấu bằng giống Đài Loan có thời gian sinh trưởng ngắn hơn giống địa phương, cho năng suất cao, giá bán 3.200 đồng/kg, cao hơn cùng kỳ năm trước 800 đồng/kg, người trồng bỏ chi phí, còn lãi 40 triệu đồng/ha. Hơn 100 lao động ở xã Vĩnh Tế (thị xã Châu Đốc) mỗi ngày chống xuồng hái bông súng ở cánh đồng giáp biên giới Campuchia bán cho các thương lái đưa về những địa phương Châu Đốc, Tri Tôn, Châu Phú,Tân Châu… trên 10 tấn bông súng, cho thu nhập trên 100.000 đồng/ người/ngày.

Mô hình trồng nấm rơm mùa nước nổi, có giá bán cao so với những tháng bình thường, nấm dễ trồng, phù hợp với nông dân ít vốn và tận dụng được đất xung quanh nhà, bờ ruộng, ngoài ra nấm còn có thời gian sinh trưởng ngắn khoảng 25 ngày là thu hoạch, kéo dài 1 tháng. Hiện nấm có giá bán bình quân 45.000 đồng/kg, trừ chi phí nông dân còn lãi 100 triệu đồng/ha.

Lũ lớn năm nay cũng mang về cho nông dân ĐBSCL nhiều tôm cá. Ảnh: TTXVN



Do nước đã bắt đầu rút là cao điểm cá đồng ra sông, nên mô hình sản xuất mùa nước nổi hiệu quả nhất hiện nay là nuôi và đánh bắt thủy sản bằng nhiều hình thức trong ao hầm, đăng quầng, như kéo chày, giăng câu, giăng lưới, đặt dớn, lờ lợp... thu hút nhiều người dân tham gia, thu nhập bình quân gần 200.000 đồng/người/ngày.

Mùa nước nổi năm 2011 tuy mực nước cao so với những năm trước, nhưng do người dân đã chủ động chuẩn bị và có kinh nghiệm sống chung với lũ từ nhiều năm nay, nên có nhiều mô hình làm ăn trong mùa lũ, đặc biệt là sản xuất vụ 3 tăng hơn 30.000 ha lúa và hoa màu.

Hiện đang vào vụ thu hoạch được 13.980 ha lúa, chiếm 11,1% diện tích xuống giống, đạt năng suất bình quân 5,73 tấn/ha. Với giá lúa hiện đang dao động ở mức 7.500 - 7.700 đồng/kg, nông dân được lãi gấp đôi so với vốn bỏ ra, nên rất phấn khởi.

Thu Trang
Nông dân vùng lũ Kiên Giang bỏ nghề nuôi cá lóc trong mùa lũ

Vùng Tứ giác Long Xuyên, tỉnh Kiên Giang đang chủ động đón lũ về, với dự báo mực nước sẽ đạt cao nhất trong khoảng 10 năm qua. Đây là tin vui của người dân, là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi thủy sản.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN