Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nông, lâm, thủy sản chưa an toàn

Vi phạm an toàn thực phẩm vẫn diễn ra tràn lan, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chạy theo lợi nhuận.

Đó là nhận định chung của các cơ quan quản lý và các chuyên gia tại hội thảo “Hành động để người dân được sử dụng nông sản, thực phẩm an toàn” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Bộ Công thương và Báo Lao động tổ chức hôm nay 26/7, tại Hà Nội. 

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún, thiếu liên kết, đầu tư hạn chế là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này. Để khắc phục tình trạng mất an toàn thực phẩm, ngành nông nghiệp xác định an toàn vệ sinh thực phẩm là nhiệm vụ trọng tâm, với quan điểm “Xây phải đi đôi với
chống”. 
 
Qua 2 năm thực hiện Luật An toàn thực phẩm, ngành nông nghiệp đã kiểm tra, phân loại và chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm gần 80% cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, số cơ sở còn lại vẫn chưa được chứng nhận.

hội thảo:“Hành động để người dân được sử dụng nông sản, thực phẩm an toàn”



 
Theo ông Tiệp, tỷ lệ các cơ sở đạt điều kiện nông lâm thủy sản đã nâng lên từ 78,3% vào cuối năm 2015 lên 79,76% trong 6 tháng đầu năm nay. Điều đó có nghĩa là vẫn còn hơn 20% chưa hoàn toàn đáp ứng điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy rủi ro từ sản phẩm không an toàn từ những cơ sở này sẽ cao hơn đối với những cơ sở đã được chứng nhận. Tuy nhiên, để xác định sản phẩm có an toàn hay không thì phải lấy mẫu kiểm tra. 
 
Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù khung pháp lý và chính sách quản lý an toàn thực phẩm tương đối đầy đủ, hài hòa với quy chuẩn, thông lệ quốc tế. Tuy nhiên nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn còn chưa thực sự hiệu quả. Một số quy định kỹ thuật chưa được rà soát kịp thời để sửa đổi bổ sung với thực tế sản xuất nên trên thực tế vẫn còn tình trạng nhiều loại hóa chất trong công nghiệp cấm sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm vẫn được các doanh nghiệp lén lút sử dụng; tình trạng lạm dụng kháng sinh cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và niềm tin của người tiêu dùng…. 
 
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng, quản lý an toàn thực phẩm vẫn chưa đảm bảo trong toàn bộ chuỗi cung ứng, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Sản phẩm nông sản an toàn nhiều khi làm ra do nhiều yếu tố vẫn gặp khó khăn khi đưa vào lưu thông, từ đó người tiêu dùng ít có cơ hội tiếp cận với thực phẩm an toàn.
 
Theo ông Phú, phải có chiến lược về vệ sinh an toàn thực phẩm dài hơi, từ có cơ chế chính sách miễn giảm thuế, phí để khuyến khích động viên sản xuất theo các  tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp an toàn trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt. Đồng thời thiết lập chuỗi phân phối khép kín để quản lý từ đầu vào và đầu ra, và quản lý hệ thống phân phối, thu mua nông sản cho nông dân thông qua doanh nghiệp để người dân ngày càng tiếp cận hơn với thực phẩm an toàn.



H.V (Bộ NN&PTNT)
Công ty rau sạch tuồn rau bẩn vào trường học
Công ty rau sạch tuồn rau bẩn vào trường học

Các trường học quận Tây Hồ, Hà Nội đã ngừng mua rau của công ty Trung Thành sau khi lực lượng chức năng phát hiện công ty này cung cấp rau không rõ nguồn gốc.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN