Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam

 Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam đã họp báo công bố những sự kiện ODA trong năm 2010 đối với Việt Nam và chiến lược của JICA trong năm 2011. Ông Tsuno Motonori (ảnh), Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cho biết: “Trong những nước ASEAN thì Việt Nam là nước được Nhật Bản quan tâm nhất. Việt Nam là quốc gia có triển vọng rất lớn”.

Ông Tsuno Motonori cho biết: Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng hơn với tư cách là một đối tác chiến lược của Nhật Bản. Để củng cố mối quan hệ đối tác chiến lược này, việc cung cấp vốn vay ODA cũng là một phần rất quan trọng.

Thưa ông, vì sao ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam trong năm tài khóa 2010 lại tăng so với các năm trước?

 Thứ trưởng Bộ Tài Chính Trần Xuân Hà đã ký Hiệp định vay vốn với Trưởng đại diện JICA về khoản vay ODA trị giá 58,18 tỷ yên (tương đương 700 triệu USD) cho 3 dự án tại Việt Nam là: Dự án xây dựng cầu Nhật Tân 24,828 tỷ yên (tương đương 299 triệu USD); Dự án xây dựng Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn (II) trị giá 29,852 tỷ yên (tương đương 360 triệu USD) và Chương trình Tín dụng hỗ trợ xóa đói giảm nghèo lần thứ 9 trị giá 3,5 tỷ yên (tương đương 42,1 triệu USD). Cùng với 2 đợt vay vốn được ký kết trong năm tài khóa 2010 (năm tài khóa sẽ kết thúc vào 31/3/2011), năm 2010, tổng vốn ODA Nhật Bản cam kết cho Việt Nam vay trong năm tài khóa này lên tới 86,568 tỷ yên (tương đương 1 tỷ 041 triệu USD).

Năm ngoái, Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình. Tôi đánh giá đó là một thành quả rất lớn. Tuy nhiên trong phân loại của Ngân hàng Thế giới, những nước có thu nhập trung bình có phạm vi rất rộng.


Việt Nam thuộc dạng những nước có thu nhập thấp trong số những nước có thu nhập trung bình. So với các nước như Thái Lan, Inđônêxia, mức thu nhập trung bình của Việt Nam còn cách xa. Để đuổi kịp các nước trong khu vực, thì đến năm 2015, Việt Nam phải nỗ lực xây dựng được nhiều hạ tầng cũng như tăng cường năng lực con người.


Nếu Việt Nam phát triển hơn, trở thành đối tác lớn hơn trong mối quan hệ với Nhật Bản thì đó cũng là điều quan trọng với Nhật Bản. Vì thế, tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các nỗ lực phát triển của Việt Nam.

Khi Việt Nam đã bước từ những nước có thu nhập thấp sang những nước có thu nhập trung bình thì năng lực vay cũng lớn hơn và vì vậy, thời gian tới, Việt Nam sẽ là đối tác quan trọng hơn nữa trong hoạt động cho vay ODA của chúng tôi.

Riêng về lĩnh vực hỗ trợ ODA cho chương trình tín dụng xóa đói giảm nghèo, JICA đánh giá hiệu quả thực hiện của Việt Nam như thế nào, thưa ông?

Gần đây, ODA Nhật Bản cho Việt Nam vay xóa đói giảm nghèo đều ổn định ở mức 3,5 tỷ yên trong 1 năm tài khóa.

JICA tham gia vào chương trình tín dụng cho Việt Nam vay xóa đói giảm nghèo, cùng với Ngân hàng Thế giới. Khi thực hiện chương trình này, các nhà tài trợ cùng Chính phủ Việt Nam sẽ phối hợp để xây dựng kế hoạch hành động cho việc xóa đói giảm nghèo. Liên tục trong quá trình thực hiện sẽ xác nhận tiến độ thực hiện kế hoạch đó ra sao để tiếp tục các gói viện trợ tiếp theo.

Năm 2010, Việt Nam đã vượt Inđônêxia và trở thành nước thứ hai xếp sau Ấn Độ về vay vốn ODA của Nhật Bản.

Hoạt động tín dụng này có tác động rất tốt đến việc thực hiện các chương trình chính sách về xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam.


Căn cứ trên kinh nghiệm đó, năm 2010 chúng tôi đã bắt đầu khởi động chương trình hỗ trợ về tài chính cho Việt Nam đối phó với biến đổi khí hậu.


Ngân hàng thế giới đóng vai trò trung tâm trong tín dụng cho Việt Nam xóa đói giảm nghèo thì JICA đóng vai trò trung tâm trong chương trình tín dụng để Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. JICA phối hợp với Chính phủ Việt Nam xây dựng các kế hoạch hành động cho việc ứng phó này.

Mạnh Minh (ghi)

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN