Nhân rộng các mô hình nuôi thủy sản hiệu quả

Theo bà Phạm Thị Thu Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long, năm nay, từ nguồn vốn sự nghiệp, ngành thủy sản Vĩnh Long đã đầu tư trên 1,7 tỷ đồng thực hiện 3 dự án hỗ trợ xây dựng nuôi thủy sản nhằm mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy sản, đa dạng đối tượng nuôi mang lại hiệu quả cao.

Tại 3 huyện Mang Thít, Long Hồ và Tam Bình, Chi cục Thủy sản xây dựng từ 15 - 20 mô hình trình diễn, với diện tích 5,2 ha nuôi thương phẩm tôm càng xanh toàn đực trong ao đất,. Đồng thời, tổ chức 3 lớp chuyển gia kỹ thuật và đầu tư 100% con giống, 30% vật tư thiết yếu cho hộ tham gia mô hình.

Chi cục Thủy sản tỉnh Vĩnh Long đã thả 147.000 con cá giống các loại ra các sông ngòi, kênh rạch thuộc xã Tân Bình (huyện Bình Tân). Ảnh: Huỳnh Kim Phượng/TTXVN.


Riêng dự án hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi đối tượng thủy sản có khả năng phát triển đã đầu tư gần 780 triệu đồng triển khai 63 mô hình trình diễn nuôi các đối tượng thủy sản: cá trê vàng, cá heo nước ngọt, cá bông lau, tổ chức 28 lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm nuôi của các hộ tham gia dự án.


Tỉnh Vĩnh Long tập trung hỗ trợ và nhân rộng 21 mô hình nuôi ghép một số đối tượng thủy sản có hiệu quả kinh tế theo hướng an toàn thực phẩm như: mô hình nuôi cá trê vàng kết hợp nuôi ếch, mô hình nuôi cá sặc rằn kết hợp cá tai tượng, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm trong lồng bè…


Hộ ông Võ Văn Thảo ở xã Tân Bình (huyện Bình Tân) thực hiện mô hình nuôi ghép ếch Thái Lan với cá rô đầu nhím và cá trê trắng trên diện tích 500 m2 mặt nước. Sau 2 tháng nuôi, trừ chi phí ông còn thu lợi nhuận 40 triệu đồng. Theo ông Thảo, việc nuôi ghép tận dụng tối đa diện tích mặt nước, tận dụng nguồn thức ăn dư thừa, hạn chế ô nhiễm môi trường vừa đa dạng hóa sản phẩm, giảm rủi ro cho người nuôi và tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích mặt nước.


Năm nay, tỉnh Vĩnh Long ưu tiên hỗ trợ người nuôi, các vùng nuôi nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua chuyển giao ứng dụng nuôi thủy sản theo quy trình GAP. Diện tích nuôi thủy sản năm nay đạt 2.396 ha, tăng 20 ha so với năm 2015, dự ước tổng sản lượng trên 112.000 tấn. Do giá các đối tượng như cá điêu hồng ổn định ở mức cao từ 29.000 – 33.000 đồng/kg nên thu hút người nuôi tập trung đầu tư mô hình nuôi cá lồng, bè với 211 cơ sở nuôi số lượng 866 lồng, bè đang thả nuôi, tăng 42,8% so với năm 2015.


Các huyện có thế mạnh nuôi thủy sản như Long Hồ, Mang Thít, thị xã Bình Minh… còn phát triển mạnh diện tích 37 ha các đối tượng nuôi thủy đặc sản và 1.900 ha nuôi thủy sản trong mương vườn, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành thủy sản và nâng cao hiệu quả sản xuất trên cùng đơn vị diện tích đất nông nghiệp.

Huỳnh Kim Phượng (TTXVN)
Đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm, thủy sản

Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có cuộc họp Ban Chỉ đạo Thị trường nông nghiệp và các hiệp hội ngành hàng để đánh giá tình hình xuất khẩu nông lâm thủy sản cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN