Nga, Trung Quốc có xóa được thế độc quyền của Mỹ?

Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov cho rằng Moskva cần lập cơ quan đánh giá riêng tín dụng riêng, hợp tác với Trung Quốc. Theo ông, việc thành lập một cơ quan đánh giá tín dụng độc lập không phụ thuộc vào phương Tây đang trở thành "yếu tố cấp thiết". Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng vấn đề này sẽ không dễ giải quyết nhanh chóng.

Tình hình hiện nay của các cơ quan xếp hạng thực chất mang tính chất độc quyền, mà bất kỳ sự độc quyền đều không có gì tốt đẹp, vị Phó Thủ tướng Nga cho biết khi ám chỉ đến “bộ 3” cơ quan đánh giá là Fitch, S&P và Moody’s (Mỹ). Trên thực tế, ba công ty này phân chia lẫn nhau thị trường dịch vụ xếp hạng thế giới. Sau các sự kiện ở Ukraine, Fitch và S&P đã hạ mức tín nhiệm của Nga từ "ổn định" xuống "tiêu cực", với lý do những rủi ro địa chính trị và kinh tế khi Nga bị phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt. Moody’s rút xếp hạng của ngân hàng Rossia và một số công ty của Nga, cũng với lý do các quyết định áp đặt lệnh trừng phạt từ chính phủ Mỹ.

Ảnh: VOR


Kết luận của cơ quan đánh giá tín dụng đối với một quốc gia hay một doanh nghiệp là một cơ sở để các tổ chức tín dụng và nhà đầu tư trông vào. Nó tác động tới chi phí vay vốn tín dụng của quốc gia và doanh nghiệp đó. Bản chất hoạt động của các cơ quan đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, độc lập, chỉ dựa vào "ngôn ngữ của các con số". Nhưng kinh nghiệm cho thấy không phải lúc nào cũng vậy. Do đó, một số nước nảy sinh nhu cầu có cơ quan đánh giá độc lập, hoạt động theo phương pháp của các cơ quan xếp hạng tín dụng có uy tín, nhưng không a dua chính trị hóa theo các chính phủ nước ngoài.

Xây dựng cơ quan xếp hạng không phải là một điều khó khăn. Ở Nga hiện đã có 9 công ty chuyên về đánh giá tài chính. Câu hỏi đặt ra là ai sẽ sử dụng dịch vụ của họ. Đánh giá xếp hạng trước hết là công việc cần thiết phục vụ các chủ nợ và nhà đầu tư quốc tế, những người tin cậy vào tính toán của các nhà chuyên nghiệp. Vì vậy, giới phân tích chỉ ra nhu cầu phải có các tổ chức không ràng buộc với "bộ 3" xếp hạng tín dụng quốc tế nói trên, đồng thời liên kết hợp tác với các nước. Nhiều khả năng Nga sẽ đi theo con đường này, ông Yaroslav Lisovolik, nhà kinh tế trưởng của Deutsche Bank tại Nga nhận định.

“Ví dụ, sự hợp tác với Trung Quốc hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả. Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, ngày càng đóng vai trò rõ rệt không chỉ trong thương mại mà cả đầu tư. Sự hợp tác với nước này sẽ nâng cao mức độ tín nhiệm cho các cơ quan xếp hạng mới. Tuy nhiên, chưa thể rõ là hiệu quả có ngay hay không? Tôi cho rằng, các đối tác lớn trên thị trường tài chính trong tương lai gần vẫn trung thành với ‘bộ 3'”, ông Lisovolik nói.

Trên thực tế, cộng đồng quốc tế và cả Mỹ đều có những lúc không hài lòng về hoạt động của các cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu. Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008, "bộ 3" Fitch, Moody’s và S&P cùng đưa ra xếp hạng cao cho trái phiếu thế chấp bất động sản của Mỹ. Sự sụp đổ của chúng đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Châu Âu cũng khó chịu với nhiều đánh giá của "bộ 3" này. Suốt giai đoạn khủng hoảng tài chính và nợ trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu, ba cơ quan xếp hạng trên đã liên tục hạ điểm các nước tại châu lục này, khiến nhiều người trong giới chính trị gia cáo buộc các tổ chức này làm việc không khách quan.

Tháng 6/2013, cơ quan đánh giá tín dụng Dagong của Trung Quốc, Egan-Jones của Mỹ và công ty Rus-Rating Nga đã lập đề án hợp tác Universal Credit Rating Group (UCRG) đặt trụ sở chính tại Hong Kong. Công ty này hứa hẹn tiếp cận việc đánh giá tình hình tài chính và tín dụng theo quan điểm khách quan "khoa học".

Tuy nhiên, chưa có thông báo là khi nào UCRG sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ xếp hạng. Chỉ biết rằng các thành viên của UCRG đang lên kế hoạch gặp gỡ tại Bắc Kinh để thảo luận phân bổ cổ phần trong dự án.

Có thể hiểu tuyên bố của Phó Thủ tướng Nga Igor Shuvalov được nêu ở trên theo hai cách. Khả năng sự xuất hiện một đối thủ mới trên thị trường về đánh giá tín dụng được chính phủ Nga trực tiếp kiểm soát. Hoặc vai trò "chuyên gia độc lập" sẽ được giao cho UCRG, có sự tham gia của các đại diện đánh giá từ Nga, Trung Quốc và Mỹ.


Theo V.O.R
 Nga không muốn Mỹ coi là 'cậu học sinh phạm lỗi'
Nga không muốn Mỹ coi là 'cậu học sinh phạm lỗi'

Ngày 18/4, Nga bày tỏ thất vọng trước đánh giá của Mỹ về một thỏa thuận quốc tế nhằm làm dịu bớt cuộc khủng hoảng ở Ukraine, cho rằng việc Washington dọa áp đặt những biện pháp trừng phạt mới đối với Moskva là “hoàn toàn không thể chấp nhận được”.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN