Mốc son 70 năm đường sắt Việt Nam

Tối ngày 21/10, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) đã kỷ niệm mốc son 70 năm phát triển ngành đường sắt Việt Nam (21/10/1946 - 21/10/2016).

70 năm qua, dù ở bất kỳ thời điểm nào, ngành đường sắt cũng có những đóng góp quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.

Ngày 21/10/1946, ngành đường sắt Việt Nam vinh dự được nhận nhiệm vụ tổ chức một chuyến tàu đặc biệt đón Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Hải Phòng về Hà Nội sau chuyến thăm Pháp. Chuyến tàu đã đưa đoàn công tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô tuyệt đối an toàn, đúng kế hoạch, được Người gửi thư cảm ơn, khen ngợi. Sự kiện này đã đánh dấu một mốc son trong lịch sử đường sắt Việt Nam. Thể theo nguyện vọng của đông đảo các thế hệ cán bộ, công nhân viên đường sắt, ngày 11/3/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định lấy ngày 21/10 hàng năm là ngày truyền thống của ngành đường sắt Việt Nam.

Quang cảnh lễ kỷ niệm.

Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ, mặc dù phải chịu những tổn thất nặng nề của chiến tranh cả về cơ sở vật chất và nhân lực, nhưng đường sắt Việt Nam vẫn anh dũng đứng lên kháng chiến cùng dân tộc; đồng thời đã khôi phục và xây dựng mới 2 vạn mét cầu, xây 520 cống, đặt mới 660 km đường ray và 1.686 km đường dây thông tin, góp phần hoàn thành đường sắt xuyên Việt, biểu tượng của tinh thần, sức mạnh đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc…

Giai đoạn 1976-1986, ngành đường sắt có nhiều hoạt động tích cực trong sản xuất cũng như phong trào, đảm bảo sản lượng vận tải tăng bình quân hàng năm 9,58% và liên tiếp rút ngắn hành trình tàu khách Thống Nhất, nâng cao chất lượng phục vụ. Giai đoạn 1996 - 2001, sản lượng và doanh thu của toàn ngành đã có mức tăng trưởng cao, lượng luân chuyển tấn.km tính đổi tăng bình quân 6,48% một năm, doanh thu tăng bình quân 13,53% một năm. Từ tháng 9/2000, ngành đường sắt đã đưa vào khai thác hai đôi tàu nhanh S1/2 và S3/4, sản phẩm do các cán bộ, công nhân các nhà máy toa xe trong ngành phối hợp thiết kế, chế tạo.

Đặc biệt, trong 5 năm 2010 - 2015, ngành đường sắt tập trung tiếp tục thực hiện tái cơ cấu và đổi mới toàn diện, theo hướng tất cả vì khách hàng, thực hiện phương châm kinh doanh, phục vụ khách hàng: “An toàn-Thuận tiện-Thân thiện-Đúng giờ-Hiệu quả”, thực hiện văn hóa giao tiếp, ứng xử theo tiêu chí “4 xin - 4 luôn”. Đặc biệt, việc đưa vào sử dụng hệ thống bán vé điện tử “Mua vé tàu mọi lúc, mọi nơi” được coi là sự đổi mới mạnh mẽ về tư duy và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đem đến sự thuận tiện cho khách hàng.

Với những thành tích đạt được, ngành đường sắt đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao vàng cao quý năm 2010. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam xác định trong thời gian tới, tiếp tục từng bước đổi mới hiện đại, xứng đáng với vị trí của ngành kinh tế quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước. Phấn đấu 5 năm tới (2016-2020) duy trì tốc độ tăng trưởng liên tục, bình quân hàng năm sản lượng và doanh thu tăng từ 8% trở lên; Đảm bảo việc làm cho người lao động, thu nhập bình quân đầu người tăng 8%/năm.

Tiến Hiếu
Đường sắt Việt Nam hỗ trợ vận chuyển hàng cứu trợ
Đường sắt Việt Nam hỗ trợ vận chuyển hàng cứu trợ

Với tinh thần “tương thân tương ái”, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa có công văn gửi các Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, Sài Gòn và các đơn vị có liên quan thực hiện việc tiếp nhận và hỗ trợ vận chuyển hàng cứu trợ.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN