Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,4% trong năm 2017

Đó là nhận định của chuyên gia kinh tế cấp cao ngân hàng Deutsche Bank - bà Juliana Lee về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017.

Đây cũng là sự kỳ vọng của Ngân hàng Deutsche Bank vào sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam, dựa trên các chỉ số môi trường kinh doanh trong năm 2016 cũng như sự cam kết của Chính phủ sẽ cải cách hơn nữa nền kinh tế trong năm 2017.

Bởi theo bà Juliana Lee, việc cải tổ các doanh nghiệp (DN) thuộc sở hữu nhà nước (SOE) rất quan trọng đối với tình hình tài chính của Việt Nam vì nó làm tăng hiệu quả của chi tiêu công và nguồn tiền thu được từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN), có thể được sử dụng để trả bớt nợ công.

Bà Juliana Lee và ông Jens Ruebbert kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2017 tăng trưởng mạnh sẽ mang lại sự lợi nhuận cho các ngân hàng trong và ngoài nước

Thực tế cho thấy, Việt Nam đang tăng cường tìm kiếm các khoản đầu tư nước ngoài lớn hơn. Cụ thể mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã công bố dự định của Việt Nam là sẽ nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng và mở rộng khả năng tiếp cận của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường chứng khoán trong nước, sớm nhất là vào đầu năm nay. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài có thể được phép kiểm soát hoàn toàn các ngân hàng Việt Nam đang gặp khó khăn.


Tổng Giám đốc Ngân hàng Deutsche Bank Việt Nam, ông Jens Ruebbert cho biết: Năm 2016, Deutsche Bank Việt Nam đã thực hiện một số giao dịch tạo tiếng vang trong thị trường Việt Nam như đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của hãng hàng không giá rẻ VietJet, giao dịch mua lại Big C Vietnam của Central Group và giao dịch đầu tư của Singha Asia vào Masan Consumer.

Bà Juliana Lee cho rằng, với nguồn vốn nước ngoài, Việt Nam có thể đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc tái cơ cấu ngân hàng và giải quyết nợ xấu. Trước đó, Việt Nam đã ban hành một hướng dẫn cụ thể về sở hữu nhà nước, gợi mở về sự cải tổ nhanh chóng các DN sở hữu nhà nước trong năm nay.


"Việc cải tổ DN sở hữu nhà nước không những giúp tăng trưởng lâu dài, mạnh mẽ hơn cho Việt Nam mà còn cải thiện tình hình tài chính trong thời gian tới, chẳng hạn như nguồn thu từ việc cổ phần hóa DNNN có thể sử dụng để trả bớt nợ công. Đặc biệt, việc thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân cũng là một trong những yếu tố trọng tâm trong năm nay được Chính Phủ quyết liệt thực hiện", bà Juliana Lee chia sẻ.


Ngoài ra, việc giải quyết nợ xấu và tăng cường quản lý rủi ro tín dụng để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng, khi lãi suất tăng trong trung hạn cũng được bà Lee nhấn mạnh. Bởi đây là tầm quan trọng trong việc góp phần giúp nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng mạnh trong năm 2017. Vì thế, ngân hàng Deutsche Bank kỳ vọng sẽ mang lại những cơ hội ngoài mong đợi cho sự tăng trưởng của các ngân hàng trong nước nói chung và các ngân hàng nước ngoài nói riêng.


“Với những kế hoạch cải tổ để nâng cao tiềm lực tăng trưởng trong dài hạn, cộng với sự khôi phục bền vững của nông nghiệp và xuất khẩu, Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt tăng trưởng GDP 6,4% trong năm 2017, cao hơn mức 6,2% đã đạt được trong năm 2016”, bà Juliana Lee nói.


Có thể thấy, thứ hạng của Việt Nam trong “Chỉ số thuận lợi kinh doanh của Ngân hàng Thế giới” đã tăng lên vị trí 82 trong năm 2017 (năm 2016 đứng ở vị trí 91). “Điều này chứng tỏ, Việt Nam đang thực hiện tương đối tốt các lĩnh vực như tiếp cận tín dụng, đăng ký bất động sản và giấy phép xây dựng… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn cần nỗ lực hơn trong các hạng mục như thanh toán thuế, doanh nghiệp khởi nghiệp, các giải pháp cho phá sản. Hiện Ngân hàng Nhà nước đang hình thành các điều luật liên quan nhằm tạo điều kiện giải quyết nợ xấu”, bà Juliana Lee cho biết thêm .

Deutsche Bank là một ngân hàng đầu tư toàn cầu với sự có mặt ở 15 quốc gia châu Á Thái Bình Dương. Tại Việt Nam, ngân hàng cung cấp hàng loạt các giải pháp ngân hàng cho các doanh nghiệp Việt Nam, từ tư vấn doanh nghiệp, tài trợ thương mại, giải pháp ngân quỹ và các dịch vụ lưu ký chứng khoán.


Hải Yên
Năm vấn đề lớn của nền kinh tế cần xử lý trong năm 2017
Năm vấn đề lớn của nền kinh tế cần xử lý trong năm 2017

Chuyên gia kinh tế Tiến sĩ - Luật sư Bùi Quang Tín cho biết, năm 2017 nền kinh tế Việt Nam tuy có nhiều tín hiệu lạc quan nhưng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN