Huy động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Nghệ An đang tập trung huy động nội lực của cộng đồng dân cư thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới để phấn đấu đến hết năm nay, tỉnh có ít nhất 15 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015, tỉnh sẽ có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (90/431 xã) và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Người dân Nghệ An tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh:sonnptnt.nghean.vn



Tỉnh chủ trương công khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, đồng thời phát huy vai trò làm chủ của người dân và cộng đồng dân cư; thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các công trình, dự án của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, Nghệ An đã huy động tối đa nguồn lực ưu tiên đầu tư cho các công trình giao thông, nhất là các tuyến giao thông trọng điểm nối các trung tâm vùng, đường vào trung tâm xã, đường vùng nguyên liệu, các tuyến đường kinh tế kết hợp quốc phòng an ninh . Đồng thời, tuyên truyền vận động người dân tham gia hiến đất, đóng góp công sức, tiền cho xây dựng, nâng cấp đường giao thông nông thôn.

Đến nay, tỉnh đã xây dựng, nâng cấp được 3.365 km đường giao thông nông thôn với tổng kinh phí trên 6.295 tỷ đồng; có 12 xã đạt tiêu chí số 2 (giao thông), tăng 8 xã so với năm 2010. Trên địa bàn Nghệ An cũng đã có 884 công trình hồ đập, 547 trạm bơm các loại và 4.135 km kênh mương được kiên cố hóa; có 65 /43 1 xã đạt t iêu chí số 3 về thủy lợi. Riêng g iai đoạn 2010 – 2013 , ngành điện đã xây dựng, nâng cấp được 1.941 km hệ thống đường điện các loại, với tổng kinh phí là 917 tỷ đồng. Nhờ đó đến nay, tiêu chí số 4 về điện, tỉnh Nghệ An đã có 274 xã đạt , tăng 44% so với năm 2010.

Mặc dù việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại Nghệ An đã đạt được hiệu quả, đang góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhưng đang bộc lộ một số hạn chế làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện chương trình nông thôn mới. Đó là tổng vốn đầu tư tăng qua các năm, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh đối với khu vực nông thôn; một số dự án kéo dài do thiếu vốn, chậm phát huy tác dụng; kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, song còn nhiều bất cập; một số công trình thuỷ lợi đầu mối đầu tư không đồng bộ đã bị xuống cấp, giảm năng lực tưới tiêu; hệ thống đường giao thông nông thôn, nước sạch nông thôn chưa hoàn chỉnh...

Để khắc phục tình trạng trên, Nghệ An tiếp tục vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương để xây dựng các chương trình, dự án liên quan đến nông thôn mới; đa dạng hoá các nguồn vốn huy động từ ngân sách tỉnh, huyện, xã và đóng góp của người dân để triển khai thực hiện hiệu quả c hương trình xây dựng nông thôn mới.

Nguyễn Văn Nhật


Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN