Hồ tiêu Bình Phước rớt giá mạnh

Giá hồ tiêu tại "thủ phủ" Bình Phước thu hoạch năm 2017 bị rớt giá mất 70.000 đồng/kg so với mùa vụ năm ngoái.

Hiện giá thành thu mua tại vườn chỉ còn 110.000 đồng/kg, khiến bà con trồng hồ tiêu lo sốt vó, đối diện với rủi ro thấy rõ khi thu hoạch không đủ bù chi; trong khi giá nhân công lạ khá đắt đỏ.

Thời điểm đầu tháng 3 năm nay, tại Bình Phước bắt đầu rộ mùa vụ thu hoạch hồ tiêu. Tuy nhiên, theo nhiều hộ dân cho biết, hiện giá thu mua mua hạt tiêu trung bình từ 110.000 đồng đến 120.000 đồng/kg, tùy theo sản phẩm hồ tiêu chăm sóc theo tiêu chuẩn sạch.

Trong khi đó, vào thời điểm này ngoái (2016) giá thu mua hồ tiêu đến trên 180.000 đồng/kg. Nhiều nông dân tỏ ra mất vui, vì tiêu đột ngột mất giá; hiện giá thành đang diễn biến "lao dốc".

Cây tiêu bị bệnh chết nhanh, chết chậm tại xã Hưng Phước, huyện Bù Đốp.

Trước thị trường giá tiêu biến động như hiện nay, nhiều gia đình như ngồi trên “đóng lửa". Hộ nông dân Điểu Ma Giang, ở thôn 3, xã Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập cho biết hiện có vườn tiêu 2,5 ha tương đương khoảng 3.000 trụ đang cho thu hoạch.

Theo tính toán của gia đình anh Giang đã đầu tư chi phí từ công, phân bón, thuốc trừ sâu…đến nước tưới mùa khô khoảng tầm 300 triệu đồng trong mùa vụ năm nay. “Năm nay, giá mua tiêu thấp như thế này chắc gia đình tôi thu không đủ bù chi.

Với chi phí đã bỏ ra rất nhiều mà giá xuống thấp thì lấy gì để bù chi phí ban đầu đây. Đặc biệt cây này chi phí chăm bón ban đầu rất lớn nên ngoài việc giá cả thấp bà con chúng tôi còn lo đối mặt với thời tiết bất thường càng ảnh hưởng đến mùa sau nữa” - anh Giang chia sẻ.

Vườn hồ tiêu trên 700 trụ của anh Điểu Thiện, Sóc Bưng, xã Thanh Phú, thị xã Bình Long cũng đang trong giai đoạn thu hoạch, nhưng không khí không mấy vui vẻ. Theo gia đình anh Thiện, năm nay thương lái mua giá thấp quá, khiến vườn tiêu sụt giảm thu nhập.

Cụ thể, anh Thiện cho biết: “năm nay giá thấp nên vợ chồng tôi quyết định tự hái cùng với mấy anh em ruột trong nhà. Giá xuống như thế này ảnh hưởng lớn đến chi phí ban đầu và thiếu vốn đâu từ sau khi hái. Không những thế, giá thuê nhân công hái trên địa bàn năm vừa rồi có 130.000 đồng/ngày/người, nhưng năm nay lại tăng lên 140.000 đồng/ngày/người. Hiện nhà vườn chúng tôi đành chịu cực khổ "lấy công làm lời" - tự hái để giảm thiểu chi phí phần nào”.

Anh Thiện cho biết thêm: “giá tiêu tụt xuống không những ảnh hưởng đến nguồn thu mà còn ảnh hưởng đến chi phí đầu tư mùa vụ năm tới. Mặt khác, các loại phân bón, giá dầu để tưới nước mùa khô vẫn ở mức cao làm cho chúng tôi gặp không ít khó khăn. Nếu giá thu mua mà xuống nữa trong thời gian tới chắc sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ chăm bón cây trong thời gian tới”.

Huyện Lộc Ninh, "thủ phủ" nổi tiếng Bình Phước có diện tích cây hồ tiêu lớn nhất tỉnh lên đến gần 15.000 ha. Hộ nông dân Nguyễn Bá Thịnh, ở xã Lộc An, huyện Lộc Ninh đang trồng 2 ha hồ tiêu đã đứng ngồi không yên vì giá thu mua năm nay bất ngờ mất giá. Anh Thịnh than trời với giá rẻ thế này chắc bà con trồng hồ tiêu sẽ bị lỗ.

Ở tỉnh Bình Phước có nhiều huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Hớn Quản, thị xã Bình Long, huyện Bù Gia Mập…chuyên canh về cây hồ tiêu xuất khẩu đang đối diện với "rủi ro". Bởi theo tìm hiểu, sau khi giá cao su tụt giảm, nhiều hộ dân chuyển đổi mô hình trồng hồ tiêu, vì mô hình này đang cho kinh tế cao.

Thế nhưng, bà con nông dân trên miền "thủ phủ" hồ tiêu Bình Phước lại rơi vào điệp cứ được mùa mất giá, làm bà con nhà nông cứ mãi "lao đao".

Ảnh: K'GỬIH (TTXVN)
Xuất khẩu hồ tiêu giảm cả về lượng và giá trị
Xuất khẩu hồ tiêu giảm cả về lượng và giá trị

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong hai tháng đầu năm 2017, khối lượng tiêu xuất khẩu của cả nước ước đạt 16.000 tấn, với kim ngạch 112 triệu USD, giảm 19,8% về khối lượng và giảm 36,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN