Hà Nội đầu tư nhiều hơn cho nông nghiệp

Nhằm phát triển ngành nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, Hà Nội đã xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020.

Theo đề án tái cơ cấu, Hà Nội sẽ khai thác và sử dụng tối đa các nguồn lực, xây dựng nền nông nghiệp thủ đô theo hướng hiện đại gắn với đô thị sinh thái. Hình thành các vùng sản xuất hàng hoá lớn có năng suất chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh góp phần thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Chính phủ.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Xuân Việt yêu cầu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cần phối hợp với các sở, ngành rà soát lại các ứng dụng trong dự thảo Đề án tái cơ cấu, trong đó cần làm rõ những tồn tại, hạn chế ở tất cả các ngành của lĩnh vực nông nghiệp, đi sâu và đánh giá thu nhập, năng suất, giá trị đạt được.

Sản xuất hoa cúc áp dụng công nghệ cao tại Mê Linh, Hà Nội. Ảnh: Ngô Lịch - TTXVN.


Đối với các ngành như lâm nghiệp cần thay đổi cơ cấu cây rừng, phát triển kinh tế từ rừng kết hợp với du lịch sinh thái. Nâng cao hiệu quả cho người trồng rừng, phát triển cây rừng. Trong nội dung phát triển làng nghề chú trọng khâu chế biến nông sản phải tập trung phát triển bền vững và vừa giải quyết được vấn đề môi trường làng nghề.

Theo đánh giá chung, trong giai đoạn 2008 – 2014, ngành nông nghiệp Hà Nội đã có tốc độ tăng trưởng bình quân 1,75%/năm; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác năm 2014 đạt 231 triệu đồng/ha/năm, tăng 1,86 lần so với năm 2008…

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất có nhiều tiến bộ và hiệu quả, bước đầu đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh như trồng hoa (Mê Linh, Đan Phượng), cam Canh, bưởi Diễn ven sông Đáy (Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Oai), rau an toàn (Thường Tín, Đông Anh), chăn nuôi bò thịt, bò sữa tập trung (Ba Vì), chăn nuôi gia cầm trên địa bàn (Đông Anh, Ba Vì, Quốc Oai), chăn nuôi lợn (Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Ứng Hòa), thủy sản (Thanh Trì, Ứng Hòa)…

Ngoài ra, nhiều mô hình kinh tế trang trại cũng được hình thành trong quá trình xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí Quốc gia giai đoạn 2010- 2012, nhiều địa phương đã rất chú trọng đến chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Cùng với việc xây dựng vùng lúa chất lượng cao, người dân chuyển đổi từ các diện tích đất nông nghiệp cấy lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cho thu nhập cao. Điển hình là mô hình trồng hoa ly chất lượng cao (xã Đại Đồng), mô hình vườn-ao-chuồng, mô hình nuôi đà điểu...

P.A
Sẽ có sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao
Sẽ có sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao

Trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm nông nghệp chất lượng cao sẽ chính thức được thành lập trong thời gian tới và đặt tại Khu Công nghiệp Sa Đéc (Đồng Tháp). Trung tâm do Cỏ May Essential (Cỏ May Essential) và trường CĐ cộng đồng Đồng Tháp phối hợp xây dựng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN