Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam

Ngày 15/11 tại Hà Nội, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai tại Việt Nam”.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Hữu Chí cho biết: Việt Nam là quốc gia chịu nhiều hiểm họa thiên tai trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như bão, lũ lụt, hạn hán, lốc, xoáy, sạt lở đất… gây thiệt hại rất lớn về người và kinh tế. Trong những năm qua, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam luôn chú trọng xây dựng, triển khai hệ thống các chiến lược, quy hoạch, chính sách và giải pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Chí phát biểu khai mạc Hội thảo

Liên quan đến các chính sách, giải pháp tài chính, Luật Ngân sách đã quy định dự phòng ngân sách nhà nước và dự trữ tài chính được sử dụng cho nhu cầu phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Hệ thống các giải pháp tài chính hiện hành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu hỗ trợ khẩn cấp và chi khắc phục thiên tai đảm bảo nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay: Diễn biến thiên tai, biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường.(Theo ước tính của WB, thiệt hại do thiên tai gây ra có thể lên đến mức 3,6% và 4,1% của GDP đối với các sự kiện thiên tai có tần suất 1/100 và 1/200 năm). Trong trường hợp xảy ra sự kiện thảm họa, ngân sách nhà nước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai. Việc xây dựng, phát triển các hệ thống giải pháp tài chính mới về quản lý rủi ro và chuyển giao rủi ro thiên tai là rất cần thiết, trong đó giải pháp về bảo hiểm là một công cụ, giải pháp hữu hiệu, không chỉ giảm nhẹ gánh nặng về ngân sách nhà nước, chuyển giao rủi ro ra thị trường quốc tế mà còn góp phần tăng cường nhận thức về rủi ro thiên tai, xây dựng kế hoạch và phòng, chống thiên tai.

Phát biểu tại Hội thảo,Chuyên gia Kinh tế Trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam - Ông Sebastian Eckardt cho rằng: “Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu, dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng về mặt kinh tế, trong đó người nghèo là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề. Một cách tiếp cận mang tính chiến lược nhằm cải thiện khả năng chống chịu của đất nước trước những cú sốc như vậy sẽ giúp bảo đảm an toàn cho sinh kế của người dân và giúp duy trì bền vững tăng trưởng kinh tế và những tiến bộ trong phát triển. Việc hỗ trợ xây dựng chiến lược này là một trong những ưu tiên của Ngân hàng Thế giới trong quá trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam.

Thảo luận tại Hội thảo về các công cụ đảm bảo tài chính cho rủi ro thiên tai hiện đang được Chính phủ sử dụng cũng như kinh nghiệm quốc tế liên quan tới các giải pháp tài chính cho rủi ro thiên tai, các đại biểu cho rằng Chính phủ Việt Nam có thể lựa chọn một số giải pháp như: Xây dựng chiến lược bảo vệ tài chính hiệu quả về mặt kinh tế trên cơ sở kết hợp tối ưu giữa các công cụ tài chính, ngân sách dự phòng, quỹ dự phòng thiên tai, nguồn tín dụng dự phòng, các công cụ chuyển giao rủi ro để đảm bảo các nguồn kinh được sự dụng hợp lý - điều đó giúp đảm bảo truyền dẫn vốn và kinh phí một cách kịp thời và hiệu quả cho các nhóm dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai; Tài chính cho thiên tai là một phần của chương trình tổng thể về quản lý rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu chung, bổ sung cho các hoạt động đầu tư nhằm phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro; Rà soát các khung chính sách, pháp luật, thể chế và vận hành quỹ phòng chống thiên tai nhằm tăng cường khả năng chống chịu về tài chính của các địa phương. Đông thời, ghi nhận khu vực tư nhân là đối tác thiết yếu có thể đóng góp về vốn, chuyên môn kỹ thuật và các giải pháp tài chính sáng tạo để bảo vệ tốt hơn cho chính quyền và xã hội nhằm đối phó thiên tai.

Minh Phương
Thiên tai đẩy 26 triệu người vào đói nghèo mỗi năm
Thiên tai đẩy 26 triệu người vào đói nghèo mỗi năm

Mỗi năm, thiên tai đã đẩy ít nhất 26 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo, khiến tiêu dùng giảm khoảng 520 tỷ USD.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN