FDI rót vào Mỹ Latinh đạt kỷ lục trong năm 2012

Bất chấp sự suy giảm của luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới, năm ngoái khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã thu hút được lượng FDI kỷ lục 173,36 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2011.


Theo báo cáo của Ủy ban kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (ECLAC), đây là năm thứ 3 liên tiếp FDI vào khu vực này tăng. Sự tăng trưởng kinh tế vững chắc của khu vực, giá nguyên liệu cao và lợi nhuận đầu tư khai thác tài nguyên thiên nhiên ở mức cao là những yếu tố cho phép Mỹ Latinh và Caribe đạt được kết quả trên.


Thư ký điều hành ECLAC, Alicia Bárcena, trình bày báo cáo. Ảnh: ECLAC


Trình bày báo cáo, bà Alicia Bárcena, Thư ký điều hành ECLAC, cho biết FDI vào Mỹ Latinh càng ngày càng hướng tới lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tại Nam Mỹ, trong khi đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo tương đối hạn chế, trừ trường hợp của Brazil và Mexico.


Brazil tiếp tục dẫn đầu trong thu hút FDI, với 65,272 tỷ USD, mặc dù kim ngạch đầu tư vào nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh này giảm 2% so với năm trước đó.


Trong khi đó, tại Trung Mỹ, các nước có mức tăng trong thu hút FDI là El Salvador (516 triệu USD, tăng 34%), Guatemala (1,2 tỷ USD 18%), Panama (3,02 tỷ USD, tăng 10%).


Dòng FDI rót vào Caribe tăng năm thứ 3 liên tiếp, nhưng vẫn thấp hơn so với mức kỷ lục đạt được năm 2008. Tại tiểu khu vực này, Cộng hòa Dominicana nhận được nhiều FDI nhất, với mức tăng lên tới 59%, đạt 3,61 tỷ USD.


Mỹ và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu tiếp tục là những nước đầu tư nhiều nhất vào Mỹ Latinh và Caribe. Ngoài ra phải kể đến Canada và Nhật Bản. Trong năm 2012, dòng vốn FDI đến từ bản thân các nước tại khu vực cũng đạt mức tăng quan trọng 14%.




Quang Sơn (Phóng viên TTXVN tại Argentina)
Brazil – Ngôi sao sáng trên bản đồ FDI ở Mỹ Latinh
Brazil – Ngôi sao sáng trên bản đồ FDI ở Mỹ Latinh

Trong thời gian gần đây, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên thế giới đang dần suy kiệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu và đà suy giảm tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, dòng vốn này vẫn đang chảy mạnh vào Brazil.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN