Chỉ số CPI tháng 7 tiếp tục giảm


Theo Tổng Cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2012 tiếp tục giảm 0,29% so với tháng trước nhưng tăng 5,35% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung, 7 tháng đầu năm 2012, CPI cả nước tăng 11,20% so với cùng kỳ năm 2011. 



Trước đó, CPI tháng 7 của hai đầu tầu kinh tế là thủ đô Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh cũng có mức giảm lần lượt là 0,29% và 0,57%. Trong khi xu hướng này cũng đã xuất hiện ở các tỉnh như Long An giảm 0,06%, Đồng Nai giảm 0,25% và Đà Nẵng giảm 0,21% so với tháng 6. 



Số liệu cho thấy, 4/11 nhóm hàng hóa trong tháng 7 có chỉ số giá giảm là: nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,93%, bưu chính viễn thông giảm 0,08%, hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,47%. Đáng chú ý, nhóm giao thông giảm mạnh nhất với 2,71% so tháng trước. 


Dây chuyền may thời trang xuất khẩu tại Công ty TNHH Thời trang STAR (vốn đầu tư của Xingapo) tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội). Ảnh : Danh Lam – TTXVN


Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: giá nhiên liệu, trong đó có giá xăng dầu trong nước giảm liên tục giá bán trong tháng 6 và 7.


Ngoài ra, giá gas trong nước trong tháng tiếp tục được điều chỉnh giảm theo giá gas thế giới với mức giảm 8.39%. Các mặt hàng lương thực, thực phẩm do nguồn cung khá dồi dào nên chỉ số giá nhóm hàng này tiếp tục giảm khiến hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,47%. 



Trong số 7 nhóm hàng hóa còn lại, thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số tăng cao nhất với 3,36%. Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến chỉ số giá nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng cao là do trước đó (ngày 15/4) có thông báo là 447 dịch vụ y tế sẽ tăng giá từ 3-20 lần so với giá hiện hành.


Dự kiến từ 1/8 tới có 10 tỉnh, thành phố gồm Kon Tum, Kiên Giang, Sóc Trăng, Gia Lai, Hậu Giang, Hòa Bình, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Vĩnh Long và Nghệ An sẽ áp dụng viện phí mới có thể khiến chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng lên đáng kể. 


Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng do cầu giảm đã ảnh hưởng lớn đến giá cả nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Sức ép tăng giá trong nước đang rất thấp. Có thể thấy, việc nhu cầu trong nước giảm, sức mua của người dân yếu cộng với việc thiếu nhiều yếu tố để CPI tăng như tín dụng tăng không đáng kể - 0,76% trong 6 tháng đầu năm. Cùng với đó, doanh nghiệp phá sản, giải thể tăng, hàng tồn kho lớn cũng là nguyên nhân khiến CPI tháng 6 giảm và tiếp tục âm trong tháng này.


TS Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khuyến cáo, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng GDP thấp, tăng trưởng tín dụng chưa có nhiều cải thiện, việc CPI giảm liên tiếp trong 2 tháng cũng tạo lực cản tăng CPI trong tháng tới, khả năng CPI tháng 8 tiếp tục giảm.


Cũng theo liệu của Tổng Cục thống kê, trong 7 tháng năm 2012, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 125,92 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,933 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu đạt 62,991 tỷ USD.


Như vậy, trong 7 tháng đầu năm nay, nhập siêu của cả nước giảm mạnh chỉ 58 triệu USD từ mức nhập siêu 158 triệu USD trong 6 tháng đầu năm, chiếm 0,5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Đây là mức nhập siêu thấp kỷ lục so với cùng kỳ nhiều năm qua. 



TTXVN/ Tin Tức

Cải thiện CPI và sức mua những tháng cuối năm
Cải thiện CPI và sức mua những tháng cuối năm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng thấp trong những tháng gần đây và đến tháng 6/2012, mức tăng CPI ở mức âm. Có thể là quá sớm khi đề cập tới nỗi lo về dấu hiệu thiểu phát nhưng các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo cần phải thận trọng trước tín hiệu CPI đi xuống.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN