Cần tăng cường liên kết, hợp tác

Trong chiến lược hợp tác sắp tới, Thành phố Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL thống nhất, ngoài việc tiếp tục thực hiện tốt các nội dung các bên đã và đang triển khai, hai bên đề ra một số giải pháp để thực hiện liên kết vùng.


Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang hoàn chỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quy chế liên kết vùng ĐBSCL để làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện một cách mạnh mẽ và toàn diện hơn, sâu hơn theo từng lĩnh vực. Tổ chức hội nghị sơ kết, đánh giá Chương trình hợp tác kinh tế, xã hội giai đoạn 2001 - 2013 giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành vùng ĐBSCL. Hàng năm định kỳ sơ kết một lần và 5 năm có tổng kết, đánh giá để đề ra các nhiệm vụ phối hợp liên kết cho 5 năm tiếp theo.

 

Thủy sản vốn là thế mạnh của ĐBSCL.  CTV

Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch, cải thiện môi trường và điều kiện đầu tư, liên kết đào tạo nguồn nhân lực cho vùng ĐBSCL. Các bên cùng đồng thuận đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các cơ chế, chính sách đặc thù về sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, thủy sản và cây ăn trái vùng ĐBSCL. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng ĐBSCL; thường xuyên và kịp thời đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp, nhà đầu tư để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển hợp tác liên kết.


Diễn đàn Hợp tác kinh tế vùng ĐBSCL là kênh xúc tiến, mời gọi đầu tư và đối thoại để cùng nhau giải quyết các khó khăn, vướng mắc có liên quan đến các bộ, ngành trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành trong quá trình thực hiện Chương trình liên kết, hợp tác. Đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin hai chiều… Đưa chuyên mục riêng về các chương trình hợp tác phát triển giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lên trên trang thông tin điện tử của các địa phương để các tổ chức, cá nhân có thể tự tra cứu, tìm hiểu các thông tin về đầu tư và kêu gọi đầu tư.


Về vấn đề hợp tác thương mại - du lịch giữa TP Hồ Chí Minh và ĐBSCL, thạc sỹ Cao Minh Nghĩa cho rằng: Định hướng phát triển ngành thương mại - du lịch vùng ĐBSCL cần phải tính đến việc phát triển thị trường bao gồm thị trường tiêu thụ nông sản, thị trường lao động, thị trường tài chính, thị trường đất đai, thị trường khoa học - công nghệ... để hỗ trợ kinh tế nói chung và sản xuất, chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng. Giải quyết đồng bộ các vấn đề có liên quan đến vận chuyển, bảo quản, chế biến, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ tư vấn, tiếp thị quảng cáo, xây dựng thương hiệu... cho hàng nông sản vùng.

Mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách ổn định các thị trường truyền thống và tìm kiếm các thị trường mới. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học quản lí, công nghệ hiện đại vào các hoạt động thương mại, ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển thương mại điện tử nhằm nhanh chóng hội nhập quốc tế. Phát triển thương mại điện tử nhằm nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao khả năng tiếp cận thị trường quốc tế của hàng hóa Việt Nam.


Cần duy trì, giữ vững tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, từng bước nâng cao kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu của các mặt hàng có giá trị gia tăng lớn, có hàm lượng chất xám và công nghệ cao. Tăng hàm lượng có giá trị gia tăng một số sản phẩm xuất khẩu chủ lực, có thế cạnh tranh của vùng ĐBSCL như chế biến nông sản, thủy hải sản, đồng thời phát triển các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu trong giai đoạn mới. Gia tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường lớn ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á. Giảm tỷ trọng xuất khẩu qua trung gian, đồng thời chú trọng mở rộng, khai thác tiềm năng của những khu vực thị trường mới như châu Phi và châu Đại Dương. Nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, đồng thời thâm nhập mở rộng vào các thị trường mới nhiều tiềm năng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm giảm thiểu rủi ro....


X.Quang-L.Hiền

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN