Bộ Giao thông vận tải dẫn đầu giải ngân đầu tư công

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo về tình hình giải ngân, khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân 10 tháng đầu năm 2023.

Cụ thể, kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước 10 tháng đầu năm 2023 của cả nước là 389.700 tỷ đồng, đạt 55,02% kế hoạch Thủ tướng giao. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương đã giải ngân là 182.100 tỷ đồng (đạt 49,89%), vốn ngân sách địa phương là 207.600 tỷ đồng (đạt 60,47%).

Chú thích ảnh
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang thi công.

Ước giải ngân 11 tháng của cả nước khoảng 461.000 tỷ đồng, đạt 65,1% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn cùng kỳ (58,33%) và số tuyệt đối cao hơn gần 123.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương khoảng 216.700 tỷ đồng (đạt 59,37%), vốn ngân sách địa phương khoảng 244.300 tỷ đồng (đạt 71,17%).

Đáng chú ý, ước giải ngân hơn 69.000 tỷ đồng trong 11 tháng, Bộ GTVT tiếp tục dẫn đầu về giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước.

Đứng thứ hai là Hà Nội (gần 32.600 tỷ đồng), tiếp đến là TP Hồ Chí Minh (gần 28.800 tỷ đồng), Bộ Quốc phòng (hơn 16.000 tỷ đồng), Bình Dương (hơn 13.800 tỷ đồng), Hải Phòng (gần 13.400 tỷ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (hơn 11.500 tỷ đồng), Long An (hơn 9.900 tỷ đồng).

Tính theo tỷ lệ giải ngân, có 10 bộ, cơ quan Trung ương và 27 địa phương có tỷ lệ giải ngân cao, đạt trên 70% kế hoạch Thủ tướng giao, gồm: Bình Dương (113,4%); Long An (112,7%); Bà Rịa - Vũng Tàu (106,84%); Tiền Giang (101,42%); Đồng Tháp (100,82%); Ngân hàng Phát triển Việt Nam (100%), Hội Nhà báo Việt Nam (100%); Hải Phòng (99,83%); Hội Luật gia Việt Nam (92,76%); Văn phòng Quốc hội (83,61%); Hội nhà văn Việt Nam (81,6%); Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (74,74%).

Tuy nhiên, cũng có tới 41 bộ, cơ quan Trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, như là: Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ khoa học công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông…

Nguyên nhân giải ngân thấp của các cơ quan, địa phương là do có những khó khăn liên quan đến thể chế chính sách, tính chất đặc thù của kế hoạch năm 2023 (quy mô vốn tăng khoảng 130.000 tỷ đồng, năm đầu tiên của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, giá cả biến đổi khó lường, giá nguyên nhiên vật liệu năm 2023 tăng cao...

Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là kết thúc năm, tuy nhiên, vốn chưa giải ngân kế hoạch năm 2023 còn khá lớn (khoảng 247.000 tỷ đồng, bằng khoảng 35% kế hoạch Thủ tướng giao). Do đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần sự quyết tâm rất cao, sự vào cuộc quyết liệt, triển khai một cách đồng bộ, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành; đồng thời, các bộ, ngành, địa phương cần đôn đốc các nhà thầu, tư vấn tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" để đẩy nhanh tiến độ các dự án…

Vân Sơn/Báo Tin tức
TP Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
TP Hồ Chí Minh nỗ lực thực hiện giải ngân vốn đầu tư công

Theo đại diện UBND TP Hồ Chí Minh, tính đến nay, đã có 18/22 địa phương cam kết giải ngân trên 95%; 4/22 địa phương (Hóc Môn, Gò Vấp, Tân Bình, Thủ Đức) cam kết giải ngân từ 80- 95%. Các đơn vị đều đang đẩy nhanh tiến độ bố trí tái định cư để sớm thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư công.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN