08:10 01/08/2011

Kinh nghiệm bảo quản ngô quy mô nông hộ

Trong quá trình bảo quản, hạt ngô thường bị nhiễm mốc, lên men, sâu mọt, tự bốc nóng. Để tránh hiện tượng trên, bà con cần thực hiện theo các bước sau:

Trong quá trình bảo quản, hạt ngô thường bị nhiễm mốc, lên men, sâu mọt, tự bốc nóng. Để tránh hiện tượng trên, bà con cần thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1 "Thu hoạch": Khi ngô đã chín hoàn toàn (tức là sau khi hình thành hạt được 60-65 ngày, tùy theo giống và thời vụ).

+ Bước 2 "Làm ngô": Sau khi thu hoạch, hạt ngô có độ ẩm khoảng 25-28%. Đặc biệt khi thu hoạch trong điều kiện thời tiết xấu, độ ẩm hạt có thể lên tới 35%. Ngô cần được làm khô bằng cách sau:

- Phơi nắng: Ngô có thể phơi cả bắp, đến khi đạt độ khô cần thiết cho quá trình bảo quản (ẩm độ hạt 12-13%). Trước khi phơi, bắp ngô phải được bóc bỏ hết lá bẹ và râu ngô. Có thể túm lá bẹ thành túm treo khô và bảo quản nguyên bắp. Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước, nếu sân đất phải lót cót, bạt hoặc tấm nhựa. Ở những vùng trồng nhiều ngô có thể sử dụng kho hong gió để hong khô.

- Hong gió: Bố trí kho hong gió ở nơi cao ráo, thông gió, bề mặt kho vuông góc với hướng gió chính của vùng mình. Kho thường làm cao 2,5-3,5 m, rộng 1m, sàn kho cách mặt đất trên 60 cm. Thành kho phải thoáng cho gió lùa qua và thường được làm bằng phên che, nứa đan mắt cáo, hoặc ghép gỗ thưa để không rơi và lọt bắp ngô.

+ Bước 3 "Tẽ ngô": Tách hạt khỏi lõi, làm sạch hạt, loại bỏ tạp chất, có thể sử dụng các loại công cụ tẽ ngô đơn giản cầm tay hoặc bán cơ giới.

(còn tiếp)

XM (Theo Trung tâm khuyến nông Quốc gia)