08:06 18/08/2014

Kịch rối Nhật Bản đến Việt Nam

Chương trình “Giao lưu và biểu diễn kịch rối Nhật Bản” do Công ty Kịch rối Bunraku Osaka (Nhật Bản) thực hiện, sẽ diễn ra ngày 30/8, tại Nhà hát Múa rối Việt Nam (Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (The Japan Foundation) tổ chức.

Chương trình “Giao lưu và biểu diễn kịch rối Nhật Bản” do Công ty Kịch rối Bunraku Osaka (Nhật Bản) thực hiện, sẽ diễn ra ngày 30/8, tại Nhà hát Múa rối Việt Nam (Hà Nội). Chương trình do Trung tâm Giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam (The Japan Foundation) tổ chức.

 

Một con rối trong kịch rối Nhật Bản.


Trong đêm giao lưu, khán giả sẽ được xem trích đoạn kịch rối “Tháp canh đêm” của vở “Tình yêu cháy bỏng của con gái người bán rau”. Bối cảnh của trích đoạn là thành Edo (Tokyo ngày nay). Được canh phòng rất nghiêm ngặt, mỗi khi đêm về là cổng thành sẽ đóng chặt, không ai có thể vượt qua. Và việc mở cổng thành ban đêm chỉ ngoại lệ cho có chuông báo cháy. Nhưng nếu rung chuông khi không có cháy thì đó là tội tày đình. Biết là nguy hiểm như vậy, nhưng Oshichi, con gái người bán rau, vì muốn tìm gặp người yêu đã mạo hiểu trèo lên tháp canh đêm, rung chuông báo cháy để mở cổng thành...


Cùng với kịch Noh và Kabuki, kịch rối (Bunraku) là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ xưa nhất của Nhật Bản. Kịch rối Nhật Bản hiện tại được thừa hưởng từ phong cách biểu diễn của giữa thế kỷ thứ 18. Mỗi con rối được điều khiển bởi 3 nghệ sĩ và khán giả có thể hoàn toàn nhìn thấy họ hiện diện trên sân khấu. Bên cạnh đó là một nghệ sĩ chuyên thực hiện nhiệm vụ kể chuyện và nghệ sỹ chơi đàn ba dây shamisen. Trong đó, nghệ sĩ kể chuyện rất quan trọng và là một vị trí khó. Do cả vở kịch chỉ có một người kể chuyện, nên người nghệ sỹ phải thay đổi giọng nói, thanh đổi âm điệu liên tục để phù hợp với mọi hoàn cảnh và mọi nhân vật.


D.H