10:11 07/10/2014

Khủng bố IS và mối quan hệ mờ ám với CIA

Kể từ đầu những năm 1950, khi Trưởng trung tâm Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) ở Munich (Đức) nhận thức được hiệu quả sử dụng các phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan, tình báo Mỹ đã tìm cách sử dụng triệt để sự cuồng tín của lực lượng Hồi giáo cực đoan cho mưu đồ của mình.

Kể từ đầu những năm 1950, khi Trưởng trung tâm Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) ở Munich (Đức) nhận thức được hiệu quả sử dụng các phần tử Hồi giáo Sunni cực đoan trong cuộc chiến Ostministerium của Gerhard von Mende, tình báo Mỹ đã tìm cách sử dụng triệt để sự cuồng tín của lực lượng Hồi giáo cực đoan cho mưu đồ của mình.

Phiến quân IS tại thị trấn Kubaisa, tỉnh Anbar, miền Tây Iraq.


Liên minh các lực lượng dưới danh nghĩa Quân đội Thiên chúa giáo Mỹ với các phần tử cực đoan Salafi Hồi giáo thực hiện nhiệm vụ tàn sát đã được chứng minh dưới danh nghĩa tự xưng là Đội quân thần thánh. Trên thực tế, liên minh giữa CIA và các phần tử Hồi giáo cực đoan không bao giờ là thần thánh cả. Diễn biến tình hình xung quanh Nhà nước Hồi giáo (IS) đã chứng minh điều này.

Việc CIA sản sinh ra cái gọi là Mujahideen Sunni (các chiến binh thánh chiến tự do) ở Afghanistan sau năm 1979 với sự hỗ trợ quan trọng của một nhân vật từ Saudi Arabia có tên gọi Osama bin Laden nhằm chiến đấu chống lại lực lượng Liên Xô ở Afghanistan cuối cùng hóa ra lại là sự khởi đầu cho một quá trình thao túng bí mật, lâu dài của các phần tử cuồng tín thánh chiến Hồi giáo.

Chúng đã phát động một cuộc chiến tranh đẫm máu như là vật thế thân cho chương trình nghị sự địa chính trị của chính giới cầm quyền Washington. Các chiến binh Hồi giáo đôi khi chỉ toàn là lính đánh thuê, đôi khi là những phần tử thuộc phong trào nổi dậy Salafi hay Wahhabi Sunni mộ đạo. Điểm mấu chốt cho những đối tượng hậu thuẫn ở Washington là các phần tử thánh chiến này giết hại chính kẻ thù của Mỹ.    
 
Sau hàng loạt chiến thắng quân sự vang dội ở Iraq trong thời gian vừa qua, những đồn thổi về một IS “bất khả chiến bại” dường như đang sụp đổ với tốc độ đáng kinh ngạc. Có rất nhiều bằng chứng được thông tin chính thức trên báo chí Iraq có thể minh chứng cho nhận định này.

Chẳng hạn, sau một loạt thắng lợi liên tục, ngày 28/8 đã có những dấu hiệu về sự suy yếu của IS sau khi lực lượng dân quân vũ trang Peshmerga người Kurd đã nhanh chóng lấy lại Zamar, Ain Zala. Lực lượng Peshmerga tiến quân theo bốn hướng và không quân Iraq cùng máy bay chiến đấu của Mỹ thực hiện không kích vào các cứ điểm của IS ở khu vực nói trên.

Trong một số trường hợp, các chiến binh thánh chiến IS đã hạ vũ khí và chạy trốn. Ngày 3/9, quân đội chính phủ tuyên bố 20 tay súng IS đã bị tiêu diệt trong cuộc không kích vào Dhuluiya, miền Nam Tikrit. Ngoài ra, còn nhiều phần tử IS bị tiêu diệt trong các cuộc không kích vào Tirkit, trong đó có thủ lĩnh của IS phụ trách khu vực này là Khairallah Nayef al-Janabi. Có 45 tay súng IS bị tiêu diệt ở Fallujah, trong đó có cả đối tượng mang quốc tịch Saudi Arabia trong cuộc không kích vào Fallujah…  
  
ISIS, ISIL hay IS, cho dù mang danh xưng nào thì ngày càng trở nên rõ ràng rằng quyền lực thực sự của nhóm tội phạm mạo danh chiến binh thánh chiến tôn giáo này xuất phát từ chính “các nhân vật tối thượng - ám chỉ Mỹ, phương Tây và đồng minh”.

Có lẽ, khi chế độ quân chủ Arập bắt đầu lo sợ về mối đe dọa thánh chiến IS tấn công vào chính họ và Riyadh bắt đầu gây áp lực lên Qatar để cắt giảm tài trợ kinh phí cho IS thì sự dối trá ngụy tạo về sự bất khả chiến bại của IS bắt đầu sụp đổ.

Đáng chú ý, “một nguồn tin đáng tin cậy” giấu tên thân cận với Saad Harri - tỷ phú người Liban gốc Saudi Arabia và là cựu Thủ tướng Liban - cho biết đèn xanh chung cuộc cho cuộc chiến tranh ở Iraq với IS đã được phát đi bí mật bên lề Hội nghị thượng đỉnh Năng lượng của Hội đồng Đại Tây Dương tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 22 - 23/11/2013. Hội đồng Đại Tây Dương là một trong những nhóm chuyên gia cố vấn có ảnh hưởng nhất đến Mỹ, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về chính sách đối ngoại và địa chính trị.

Một cựu nhà thầu tư nhân cho CIA Steven Kelley, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình PressTV của Iran ngày 28/8, đã khẳng định: “IS hoàn toàn là một kẻ thù bịa đặt. Nguồn ngân sách cho tổ chức này hoàn toàn từ Mỹ cùng đồng minh. Việc để cho người dân nghĩ rằng đó là kẻ thù cần bị tiêu diệt, tấn công ở Syria, Iraq là một trò hề bởi vì rõ ràng đây là điều do chúng tôi tạo ra, chúng tôi kiểm soát và hiện tại nó trở nên bất lợi cho chúng tôi khi tấn công tổ chức này như một kẻ thù hợp pháp”.     

Nguồn gốc sơ khai của IS bắt nguồn từ tổ chức al-Qaeda do CIA tạo ra và vai trò của nó trong việc lật đổ nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào năm 2012. Lãnh đạo các phần tử nổi dậy Libya sau đó đã phải thừa nhận rằng trong số các tay súng của họ có cả các phần tử thánh chiến có quan hệ với al-Qaeda, những đối tượng từng chiến đấu chống lại quân đội Mỹ và Anh ở Iraq.

Những phần tử thánh chiến Iraq này xuất thân từ nhóm al-Qaeda ở Iraq dưới cái tên ISIS trước khi nó được CIA đổi tên. Với sự hỗ trợ của tình báo Mỹ, NATO và các cuộc không kích của nhóm này, các chiến binh nổi dậy al-Qaeda ở Libya đã bắt giữ Gaddafi, hành quyết ông trên đường phố và hô vang khẩu hiệu “Allah Akbar” bằng ngữ điệu đầy dân chủ.     

Sau khi Mỹ lật đổ Gaddafi, núp bóng đằng sau danh nghĩa đồng minh Pháp, Anh, các kho vũ khí của Libya đã bị cướp bóc. Một số lượng lớn vũ khí đã được lực lượng nổi dậy Libya chuyển đến Syria, trong đó có cả tên lửa chống tăng, tên lửa chống máy bay.

Hoạt động buôn lậu vũ khí vào Syria thông qua Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh của NATO, nơi Đại sứ Mỹ Francis Riccardione đảm nhiệm chức vụ, người mà chỉ năm ngoái thôi Thủ tướng Erdogan còn đe dọa sẽ không chấp nhận cho đảm nhiệm vị trí này.

Vũ khí Libya đã đến Syria vào ngày 14/9/2012, chỉ ba ngày sau khi Đại sứ Mỹ Chris Stevens bị sát hại trong một cuộc tấn công vào Đại sứ quán Mỹ ở Benghazi. Cũng vào thời điểm đó, các chiến binh thánh chiến Libya bắt đầu tràn vào Syria, trong đó có nhiều chỉ huy đầu sỏ có kinh nghiệm, từng tham gia chiến đấu trên chiến trường. Mỹ và đồng minh, đặc biệt là Saudi Arabia và Qatar, đều tập trung vào việc lật đổ Chính quyền al-Assad ở Syria.

Tại Libya, việc lật đổ Chính quyền Gaddafi được thực hiện dưới cái cớ nhân quyền và cuộc chiến này đã thất bại thảm hại.     


Theo “Tin Trung Đông”