Phát hiện rắn ‘đồng trinh’ trong tự nhiên

Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hiện tượng sinh sản đồng trinh ở loài rắn trong môi trường tự nhiên.

 

Một con rắn mẹ "đồng trinh" và rắn con mới chào đời. Ảnh: Internet

 

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã bắt các con rắn cái đang mang thai thuộc hai loài rắn là rắn hổ mang và rắn vipe trên các cánh đồng có rắn đực. Họ theo dõi quá trình sinh đẻ của chúng rồi phân tích về mặt gien.

 

Trong số 22 con rắn hổ mang, các nhà khoa học phát hiện ra một con cái đã sinh sản đồng trinh. Trong số 37 con rắn vipe cũng có một trường hợp sinh sản đồng trinh. Tỷ lệ sinh sản đồng trinh là 2,5 đến 5% - một tỷ lệ khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên.

 

Qua đó, họ chứng minh được rằng loài rắn trong tự nhiên có thể sinh sản mà không cần con đực. Đây là một hiện tượng gọi là sinh sản vô tính ngẫu nhiên mà trước đây chỉ thấy ở các con bị nuôi nhốt.

 

Theo các nhà khoa học, phát hiện rắn “đồng trinh” trong tự nhiên có thể thay đổi những hiểu biết của con người về quá trình sinh sản của động vật và tiến hóa của loài có xương sống.

 

Người ta từng cho rằng việc các loài thường sinh sản lưỡng tính mà lại sinh sản vô tinh là điều cực kỳ hiếm.

 

Sinh sản vô tính lần đầu được phát hiện ở gà nhà, rồi một số trường hợp ở loài rắn, cá mập, thằn lằn, chim.

 

Điều quan trọng là mọi trường hợp sinh sản đồng trinh như vậy đều xảy ra trong môi trường nuôi nhốt khi con cái không ở gần con đực.

 

Theo ông Warren Booth thuộc Đại học Tulsa, bang Oklahoma, Mỹ, sinh sản đồng trinh ở loài động vật có xương sống thường được coi là điều mới lạ về tiến hóa.

 

 

Thùy Dương

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN