Nấu cơm đúng cách giúp loại bỏ thạch tín

Hàng triệu người đang tự làm hại sức khỏe của bản thân và gia đình vì nấu cơm sai cách.

Nấu cơm không đủ nước có thể khiến người ăn nhiễm độc thạch tín.

Chất độc thạch tín có trong gạo bắt nguồn từ các chất độc hại công nghiệp và thuốc trừ sâu có thể tồn tại trong đất qua nhiều thập kỷ. Nhiễm độc thạch tín lâu dài sẽ dẫn tới các vấn đề về sức khỏe bao gồm các bệnh về phát triển, bệnh tim, tiểu đường và ung thư.

Theo tờ Telegraph, các nhà khoa học phát hiện rằng nếu cho thêm nước vào nồi hoặc ngâm gạo qua đêm là cách tốt nhất để làm trôi chất độc thạch tín có trong gạo.

Giáo sư Andy Meharg thuộc Đại học Queens Belfast, Vương quốc Anh, đã thử nghiệm 3 cách nấu cơm trong chương trình “Trust me, I’m a doctor” (Hãy tin tôi, tôi là bác sĩ) của đài BBC.

Ban đầu, ông dùng công thức 2 phần nước, 1 phần gạo, trong đó nước dần bốc hơi trong quá trình nấu cơm. Lần thử nghiệm thứ hai, một phần gạo được nấu với 5 phần nước, phần nước thừa sẽ giúp mức độ chất thạch tín trong gạo được giảm tới một nửa. Và trong lần thử nghiệm thứ ba, gạo được ngâm qua đêm rồi mới đem nấu, mức độ chất độc được giảm tới 80%. Điều này đồng nghĩa rằng thạch tín trong gạo hầu như có thể loại bỏ thông qua cách nấu cơm.

Dưới đây là cách nấu cơm giúp giảm mức độ chất độc thạch tín trong gạo:

- Đong gạo và ngâm qua đêm. Sau đó vo kỹ cho đến khi nước vo sạch sẽ. Để ráo nước. Cho gạo vào nồi, đổ nước với tỷ lệ 2 nước – 1 gạo, cho thêm chút muối nếu thích, đảo đều 1 lần.

- Đun tới khi sôi, sau đó bật bếp chế độ nhiệt thấp nhất trong vòng 10-15 phút để nước cơm không bị trào.

- Đun tiếp tới khi cơm chín, dùng đũa đảo cơm chín.

Trần Minh/Báo Tin Tức
Bất ngờ 5 mẹo vặt với muối ăn bà nội trợ nào cũng nên biết
Bất ngờ 5 mẹo vặt với muối ăn bà nội trợ nào cũng nên biết

Chảo rán bị khét, đế bàn là bám bẩn, tay bị mùi khó chịu, dầu ăn bắn tung tóe khi rán cá... dễ dàng được xử lý với một ít muối ăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN