Trung Quốc hoạch định kế hoạch khám phá vũ trụ 

Sau sứ mệnh Thiên Vấn-1 (Tianwen-1), Trung Quốc sẽ tiến hành thêm nhiều sứ mệnh Thiên Vấn khác để thực hiện mục tiêu khám phá vũ trụ - đó là tuyên bố được nhà khoa học Ngô Vĩ Nhân đưa ra trong ngày 12/3.

Chú thích ảnh
Cơ quan Không gian quốc gia Trung Quốc công bố hình ảnh tàu quỹ đạo và Sao Hỏa, do tàu vũ trụ Thiên Vấn-1 gửi về, ngày 1/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Phát biểu với báo giới, người phụ trách chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc cho biết nước này sẽ tiếp tục triển khai hoạt động thám hiểm không gian sâu và sứ mệnh khám phá Sao Hỏa của họ sẽ được thực hiện với các sứ mệnh thám hiểm Thiên Vấn-2, Thiên Vấn-3 và Thiên Vấn-4.

Sứ mệnh Thiên Vấn-1 được Trung Quốc triển khai vào ngày 23/7/2020, gồm một tàu quỹ đạo, tàu đổ bộ và tàu thám hiểm, đã đáp xuống Sao Hỏa vào tháng 2/2021. Trong sứ mệnh này, tàu thám hiểm Chúc Dung (Zhurong) đã di chuyển trên bề mặt Sao Hỏa vào ngày 22/5/2021 và tiến hành khám phá "Hành tinh Đỏ".

Theo ông Ngô Vĩ Nhân, nhiệm vụ chính trong các hoạt động tiếp theo sẽ là khám phá các tiểu hành tinh trong không gian sâu và đưa các mẫu vật lấy được từ các tiểu hành tinh về Trái Đất để phục vụ công tác nghiên cứu. Ngoài ra, nhà khoa học này cũng cho biết Trung Quốc còn đặt mục tiêu "thực hiện các cảnh báo sớm về các tiểu hành tinh có thể gây ra mối đe dọa cho con người và có thể va vào Trái Đất".

Thanh Phương (TTXVN)
Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên phục vụ chương trình phát triển bền vững
Trung Quốc phóng vệ tinh đầu tiên phục vụ chương trình phát triển bền vững

Ngày 5/11, Trung Quốc đã phóng vệ tinh nghiên cứu khoa học Trái Đất SDGSAT-1, mang tên Quảng Mục vào không gian bằng tên lửa đẩy Trường Chinh 6 vào lúc 10h9 (giờ Bắc Kinh) từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung Quốc. Vệ tinh đã đi vào quỹ đạo như kế hoạch.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN