Trái đất sẽ có thêm một lục địa mới nhưng biến mất một đại dương

Trái đất sẽ có thêm một lục địa mới nhưng biển Caribe và Bắc Băng Dương sẽ biến mất.

Ảnh minh họa.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tổng hợp Yale và Cơ quan Khoa học và Công nghệ Đại dương-Trái đất của Nhật Bản với sự hỗ trợ của thiết bị mô phỏng đã cho thấy diện mạo Trái đất sau 250 triệu năm nữa.

Daily Mail dẫn các trích đoạn của báo cáo này được công bố trên tạp chí Nature. Những kết luận chính mà các chuyên gia đạt được là như sau: Bắc và Nam Mỹ sẽ xích gần nhau hơn, ngoài ra, cả châu Á cũng trở thành tiếp giáp, kết quả sẽ là xuất hiện một siêu lục địa mới — Amasya. Do hệ quả của việc này biển Caribe và Bắc Băng Dương sẽ biến mất. Các nhà khoa học giải thích rằng bản đồ thế giới thay đổi nhanh chóng như vậy do sự chuyển động của các mảng kiến ​​tạo Trái đất.

Ý tưởng lục địa trôi dạt được nhà khoa học Đức Alfred Wegener nêu ra lần đầu tiên vào năm 1912, khi ông đã cố gắng giải thích lý do tại sao trên bản đồ Trái đất những châu lục này trông giống như những mảnh nằm vỡ rải rác của một bức tranh lắp ghép.


Nếu tin theo giả thuyết khoa học, lục địa cuối cùng đã tồn tại trên Trái đất được gọi là Pangaea, và nó hình thành từ khoảng 300 triệu năm trước đây. Ở trung tâm của Pangaea có châu Phi ngày nay. Các nhà nghiên cứu cho rằng Pangea là siêu lục thứ ba hay thứ tư trong lịch sử Trái đất.

Theo Sputnik
Ngắm Mặt trăng, Trái đất "sát rạt" nhau nhìn từ sao Hỏa
Ngắm Mặt trăng, Trái đất "sát rạt" nhau nhìn từ sao Hỏa

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố một tấm ảnh Trái đất và Mặt trăng nhìn từ một vệ tinh quay quanh sao Hỏa.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN