Sáu tiến bộ công nghệ trong nghiên cứu Mặt Trăng của Trung Quốc

1h30 phút ngày 2/12, tại tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt Trăng “Hằng Nga-3” mang theo xe tự hành “Thỏ Ngọc”.

Dự kiến sau khi vệ tinh đi vào quĩ đạo gần Mặt Trăng, xe tự hành Thỏ Ngọc, do các chuyên gia Viện Công nghệ hàng không Trung Quốc (CAST) thiết kế, sẽ hạ cánh “nhẹ” xuống “Vịnh cầu vồng” trên Mặt Trăng. Mới đây, các nhà khoa học CAST đã trả lời phỏng vấn, mô tả những thách thức kỹ thuật mà họ vượt qua khi chế tạo xe tự hành đi trên Mặt Trăng đầu tiên này của Trung Quốc.

Như đã biết, trên Mặt Trăng không có áp suất, bởi thế quá trình “hạ cánh trên mặt trăng” hoàn toàn khác với việc máy bay tiếp đất. Do vậy, thiết bị phải thông qua một hệ thống đẩy để có thể từ từ, nhẹ nhàng phanh sau khi đi vào khoảng không Mặt Trăng với vận tốc 1,7km/giây.

Ngoài ra, để hạ cánh an toàn còn cần thiết bị điều chỉnh chính xác vị trí, bởi vậy tàu Hằng Nga-3 được lắp động cơ lực đẩy biến thiên 7,5kN, do các chuyên gia Trung Quốc thiết kế.

Theo các chuyên gia về hệ thống tự điều khiển, định vị và điều khiển chuyển động của CAST, tiếng trình hạ cánh “nhẹ” của Thỏ Ngọc được thực hiện thông qua các cảm biến đặc biệt, có thể tính toán vận tốc và khoáng cách tới bề mặt Mặt Trăng, cũng như xác định địa hình với độ chính xác cao.

Hoàn toàn có khả năng xe tự hành bị lật do lực tác động mạnh vào thời điểm hạ cánh trên bề mặt Mặt Trăng, vốn được bao phủ bởi một lớp bụi xốp dầy. Chính vì vậy, khi xe tự hành chạm bề mặt Mặt Trăng sẽ phát sinh một đám bụi lớn gây nguy hiểm cho chuyển động tiếp theo của xe tự hành. Để giải quyết vấn đề này, xe Thỏ Ngọc được trang bị hệ thống giám sóc ứng dụng các công nghệ đặc biệt.

Chênh lệch nhiệt độ trên Mặt Trăng giữa ngày và đêm rất lớn: ban ngày nhiệt độ có thể lên tới 150ºC còn ban đêm -180ºC. Vì thế các chuyên gia Trung Quốc phải giải quyết tác động của nhiệt độ tới các thiết bị trên xe. Theo thông báo, Hằng Nga-3 được trang bị một ống nhiệt có khả năng thay đổi truyền dẫn, trước đây chưa từng lắp cho tàu vũ trụ liên hành tinh nào.

Ngoài bụi, trên bề mặt Mặt Trăng còn có đá và miệng núi lửa nhiều kích cỡ khác nhau nên việc đảm bảo chuyển động “ổn định” của xe tự hành là thách thức nữa trong quá trình phát triển. Được biết khung sàn Thỏ Ngọc gồm các hệ thống treo và chuyển động cho 6 bánh xe để có thể tiến, lùi, quay tại chố, cũng như vượt chướng ngại vật tốt.

Để đảm bảo xe có thể hoạt động lâu trên Mặt Trăng, hoạt động bền bỉ và an toàn, cũng cần phát triển hệ thống điều khiển chuyển động từ xa. Nhờ nỗ lực của các chuyên gia, vấn đề này đã được giải quyết đúng thời hạn. Các nhà khoa học Trung Quốc tin tưởng sau vài ngày nữa, hệ thống radio trên xe tự hành Thỏ Ngọc có thể nhận lệnh đầu tiên từ Trái Đất.


Duy Trinh
Trung Quốc phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng
Trung Quốc phóng tàu đổ bộ Mặt Trăng

Vào lúc 1 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 2/12 tại Trung tâm phóng vệ tinh Tây Xương, tỉnh Tứ Xuyên, bằng tên lửa đẩy “Trường Chinh 3B”, Trung Quốc đã phóng tàu vũ trụ Hằng Nga 3 với sứ mệnh khảo sát thực địa bề mặt Mặt Trăng.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN