Phát hiện cấu trúc khổng lồ ngoài hành tinh làm mờ ánh sáng một ngôi sao?

Sau khi phát hiện khối cầu bí ẩn DeeDee lớn như một tiểu hành tinh, các nhà khoa học đã đặt giả thiết về siêu cấu trúc bao quanh ngôi sao KIC 8462852 khi nó đột ngột giảm 20% độ sáng.

Ngôi sao gắn liền với nghi vấn về “siêu cấu trúc ngoài hành tinh” khiến các nhà thiên văn và công chúng bối rối kể từ khi được phát hiện năm 2011 lại một lần nữa có kiểu chiếu sáng bí ẩn và khó hiểu.

Theo RT, các nhà thiên văn học tự đặt câu hỏi rằng điều gì đã khiến ngôi sao có tên KIC 8462852 này lúc thì mờ nhạt, khi lại bừng sáng một cách đột ngột trong nhiều năm qua. Ngày 19/5 vừa qua, hiện tượng này lại lặp lại và các nhà thiên văn học đã may mắn chứng kiến nó một cách trực tiếp.

Nhiều nhà khoa học đã đặt giả thiết về siêu cấu trúc bao quanh ngôi sao KIC 8462852.

KIC 8462852, còn có tên “Ngôi sao của Tabby”, nằm trong chòm sao Cygnus cách dải ngân hà Milky Way (gồm Trái Đất) 1.300 năm ánh sáng.

Kính thiên văn không gian Kepler phát hiện KIC 8462852 vào năm 2009. Hai năm sau đó ngôi sao này đã thu hút trí tưởng tượng của công chúng khi một nhóm “nhà khoa học quần chúng” nhận thấy sự phát sáng kỳ lạ của KIC 8462852.

Trong một lần quan sát, ánh sáng của KIC 8462852 đột ngột giảm 20% độ sáng, dấy lên nghi vấn có thứ gì đó khổng lồ đã đi qua hoặc chắn trước ngôi sao này.

Đã xuất hiện nhiều lý giải và các “nghi phạm” dẫn đến hiện tượng trên bao gồm sao chổi, đám mây khí gas khổng lồ hoặc thậm chí là người ngoài hành tinh…

Nhà thiên văn Jason Wright tại Đại học bang Pennsylvania và Tabetha Boyajian- người mà KIC 8462852 được đặt tên theo là “Ngôi sao của Tabby”, nằm trong những nhà khoa học đang cố gắng lý giải bí ẩn này.

Ông Wright và nhiều người khác tin rằng sự sáng tối bất thường của KIC 8462852 có thể là bằng chứng cho thấy một cấu trúc khổng lồ ngoài hành tinh đang quay quanh ngôi sao này.

Nếu thực sự cấu trúc này có tồn tại, thì dù mục đích của nó là gì, đó là một điều bí ẩn. Tuy nhiên có lời giải thích rằng có thể tồn tại một công trình tiên tiến của nền văn minh ngoài Trái Đất được xây dựng để khai thác năng lượng từ ngôi sao này khiến nó sáng tối bất thường.

Nhà văn khoa học viễn tưởng Olaf Stapledon vào năm 1937 đã đưa ra giả thiết về công trình hút năng lượng từ ngôi sao và đến năm 1960 “Cực Dyson”- tên gọi công trình này- đã được phổ biến bởi nhà toán học và vật lý lý thuyết Freeman Dyson.

Trước đó, vào trung tuần tháng 4/2017, tờ Daily Star cho biết các nhà khoa học mới phát hiện một vật thể bí ẩn lớn như một tiểu hành tinh, tạm gọi là DeeDee. Vật thể này cách Mặt Trời khoảng 13,8 tỷ km, quay hết một vòng quanh Mặt Trời mỗi 1.100 năm. Ánh sáng từ DeeDee phải mất 13 giờ để tới được Trái Đất.

Các nhà khoa học hy vọng việc nghiên cứu DeeDee có thể giúp giới khoa học giải quyết những bí ẩn về chính Trái Đất.

Hà Linh/Báo Tin Tức
Tảng đá cổ đại bí ẩn ở Siberia có thể làm thay đổi hiểu biết về cách nhân loại hình thành
Tảng đá cổ đại bí ẩn ở Siberia có thể làm thay đổi hiểu biết về cách nhân loại hình thành

Bí ẩn về những tảng đá kỳ bí ghép thành hình rồng và quái vật sư tử đầu đại bàng (điểu sư) được phát hiện trên đỉnh núi Mokhnataya thuộc Siberia, Nga tới nay mới có lời giải.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN