Khi nào thì nên thay chảo chống dính?

Chảo chống dính là vật dụng phổ biến trong gian bếp của nhiều gia đình. Một câu hỏi đặt ra chảo chống dính dùng bao lâu thì nên thay mới và nếu không thay có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Nhiều chuyên gia về ẩm thực mới đây đã đưa ra khuyến cáo rằng, chảo chống dính sử dụng lâu ngày có thể gây ngộ độc, đặc biệt là các loại xoong, chảo chống dính giả đang được bày bán rất nhiều trên thị trường hiện nay.

Hầu hết các loại chảo chống dính chính hãng sử dụng chất chống dính Teflon mà chất này bị phân hủy ở nhiệt độ cao từ 300 đến 400 độ C, trong khi nhiệt độ nấu ăn không bao giờ vượt quá 250 độ C. Tuy nhiên, phần độc hại chính là phần keo dính chất Teflon với lòng chảo. Phần keo này là chất dễ phân hủy bởi nhiệt, tạo ra các chất nguy hại cho con người khi ở nhiệt độ cao. Nếu dùng lâu dài, lớp chống dính lẫn keo bám dính sẽ bong tróc ra theo đường ăn uống vào cơ thể con người, do vậy không nên tiếp tục sử dụng chảo quá cũ, lớp chống dính bị bong tróc nặng.

Với loại chảo chống dính kém chất lượng, lớp sơn chống dính rất kém chất lượng và không đạt tiêu chuẩn, nên khi đun nấu ở nhiệt độ cao, lớp chống dính đó sẽ tạo ra lớp khói có chứa các tạp chất gây độc hại cho sức khỏe với các triệu chứng khó thở, tức ngực… nếu dùng thường xuyên.

Chính vì vậy, chảo chống dính cần thay mới khi lòng chảo bị trầy xước hoặc sát dính thức ăn, sau khoảng 2 - 3 năm thay một chiếc chảo mới để dùng sẽ tốt hơn.

Sau khoảng 2 - 3 năm nên thay một chiếc chảo mới để dùng sẽ tốt hơn.

Để chảo chống dính được sử dụng bền lâu và an toàn cho sức khỏe, các bạn cần lưu ý những việc sau đây:

Đổ dầu vào chảo trước khi chảo nóng: Thói quen để chảo thật nóng rồi mới đổ dầu vào chảo để chiên chỉ thích hợp cho các loại chảo nhôm, gang thông thường. Khi sử dụng chảo chống dính, các bà nội trợ cần lưu ý nên đổ dầu vào chảo trước sau đó mới đặt trên bếp lửa, nếu không thì nhiệt độ quá nóng trong chảo khi đổ dầu sẽ làm bong lớp keo dán lớp chống dính và chảo ra, gây độc hại cho người sử dụng và giảm tuổi thọ cũng như chất lượng chảo.

Nấu ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình: Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại chảo chống dính bằng Teflon, ceramic, vân đá hoa cương, kim cương... Tùy vào chất lượng lớp chống dính mà chảo có thể chịu được mức nhiệt khác nhau.

Bạn nên lưu ý rằng ở nhiệt độ cao chất keo gắn kết lớp chống dính sẽ bắt đầu bị phân hủy và gây hại cho sức khỏe. Vì thế, tùy vào chất liệu và chất lượng chảo chống dính mà khi sử dụng cần lưu ý điều chỉnh mức nhiệt hợp lý. Tốt nhất chỉ để lửa cháy ở trung tâm đáy chảo, không cháy lan lên thành chảo. Sử dụng ở mức nhiệt trung bình và thấp sẽ đảm bảo tốt nhất cho tuổi thọ của chảo chống dính.


Không dùng chảo để nướng hoặc kho: Dù có lớp chống dính hiệu quả, nhưng nếu sử dụng chảo chống dính để kho và nướng thức ăn, lớp chống dính sẽ nhanh bị hư hại và dễ bong tróc.

Nên sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ cho chảo chống dính.

Đặc biệt, nên sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ cho chảo chống dính. Các dụng cụ nấu ăn như thìa, muỗng gỗ sẽ không làm trầy xước bề mặt chảo như các dụng cụ bằng nhôm, inox. Còn các dụng cụ bằng nhựa sẽ không an toàn khi sử dụng dưới nhiệt độ cao. Vì thế, hãy chọn chất liệu gỗ cho dụng cụ nấu nướng sử dụng với chảo chống dính.

Không cọ rửa chảo chống dính bằng miếng chùi nhôm, người dùng có thể vệ sinh chảo chống dính bằng xơ mướp, hoặc miếng bọt biển, khăn mềm để bảo vệ lớp chống dính của chảo được bền lâu và khi nấu ăn không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trung Hiếu (t/h)/Báo Tin Tức
Bất ngờ 5 mẹo vặt với muối ăn bà nội trợ nào cũng nên biết
Bất ngờ 5 mẹo vặt với muối ăn bà nội trợ nào cũng nên biết

Chảo rán bị khét, đế bàn là bám bẩn, tay bị mùi khó chịu, dầu ăn bắn tung tóe khi rán cá... dễ dàng được xử lý với một ít muối ăn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN