Cú hạ cánh hoàn hảo của tên lửa Grasshopper

Tên lửa tái sử dụng Grasshopper do tập đoàn SpaceX chế tạo được phóng lên độ cao khoảng 325 mét rồi sau đó tiếp đất chuẩn xác tại vị trí bệ phóng. Một chiếc trực thăng điều khiển từ xa đã ghi lại toàn cảnh cuộc phóng từ trên cao.

 

Tên lửa đạt độ cao 325 mét.


Buổi thử nghiệm này diễn ra ngày 14/6 nhưng vừa được công bố mới đây. Grasshopper thuộc nhóm tên lửa dưới quỹ đạo, không có khả năng bay hết một vòng quỹ đạo của Trái Đất.

 

Loại tên lửa tái sử dụng này được SpaceX cải tiến từ tên lửa Falcon 9 kết hợp với động cơ Merlin 1D cùng với 4 chân hạ cánh làm từ hợp kim nhôm-thép. Đây là sản phẩm mới được các nhà khoa học đánh giá cao và sẽ dần thay thế cho những tên lửa sử dụng chỉ một lần trong tương lai.

 

Xem video:



Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.


Các nhà chế tạo tại SpaceX cho hay: “Hầu hết các tên lửa đều được trang bị hệ thống cảm biến để xác định vị trí hạ cánh, nhưng với Grasshopper, bộ phận cảm biến tân tiến của nó giúp những cú hạ cánh đạt độ an toàn chính xác cao hơn cả”.

 

Cú hạ cánh chính xác và an toàn.


SpaceX hiện đang là tập đoàn khoa học vũ trụ chuyên cung cấp những chuyến du lịch ngoài không gian với giá rẻ và có độ an toàn cao. Ông Elon Musk, người sáng lập SpaceX cho biết: “Giá du lịch tới Sao Hỏa cho cả một gia đình sẽ chỉ còn 500.000USD vào năm 2029, nhờ vào sự phát triển thành công của những loại tên lửa như Grasshopper”.



Hoàng Trang (theo Dailymail)

Tên lửa vũ trụ Nga nổ do bị phóng sớm?
Tên lửa vũ trụ Nga nổ do bị phóng sớm?

Việc bị phóng sớm được cho là giả thuyết thuyết phục nhất về nguyên nhân khiến tên lửa vũ trụ Proton-M của Nga phát nổ ngay sau khi rời bệ phóng hôm 2/7.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN