Ấn Độ, phương Tây lo ‘sốt vó’ hợp đồng tàu ngầm Trung Quốc - Pakistan

Pakistan có thể đã ký một thỏa thuận mua 6 chiếc tàu ngầm, sẽ được bàn giao trước năm 2014, của Trung Quốc - các quan chức chính phủ cấp cao của Pakistan tiết lộ với tờ IHS Jane, trang mạng chuyên về các vấn đề quốc phòng.

Tàu ngầm Agosta 90B của Pakistan. Ảnh: DCNS


Vào tháng 3/2011,  một bộ trưởng trong chính phủ Pakistan cho biết Trung Quốc đã đề nghị bán 6 chiếc tàu ngầm cho Pakistan. Tuy nhiên, ông không nói rõ chi tiết về thương vụ này. Giới chức phương Tây tại Islamabad cho rằng các tàu ngầm mà Trung Quốc muốn bán cho phía Pakistan có thể là những tàu ngầm chạy bằng động cơ điện lớp Yuan hoặc S20.

Một quan chức cấp cao trong chính phủ Pakistan nói với IHS Jane rằng "các chi tiết kỹ thuật gần như đã hoàn thành. Các cuộc thảo luận hiện nay chủ yếu là về giá cả". Một quan chức khác xác nhận: "Hợp đồng đang trong giai đoạn thuận lợi và các cuộc thảo luận sẽ không kéo dài quá lâu. Thực tế, chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận vào cuối năm 2014".

Hợp đồng tàu ngầm trên sẽ tiếp tục khẳng định vai trò ngày càng tăng của Trung Quốc là nhà cung cấp chính về vũ khí quân sự cho lực lượng vũ trang Pakistan và tăng cường sức mạnh cho Hải quân Pakistan (PN). Hiện PN đang sở hữu 5 tàu ngầm của Pháp: 3 chiếc Agosta 90B (lớp Khalid) được mua từ những năm 1990 và 2 chiếc Agosta 70 (lớp Hashmat) mua từ cuối những năm 1970. Năm 2009, PN tìm cách mua 3 chiếc tàu ngầm của Đức kiểu 214, nhưng kế hoạch này đã bị trì hoãn do chi phí vào thời điểm đó vượt quá 2 tỷ USD.

Hợp đồng giữa Trung Quốc và Pakistan gần đây liên quan đến lợi ích chiến lược tiềm năng của Islamabad, trong đó bao gồm thỏa thuận của Trung Quốc nhằm cung cấp hai lò phản ứng hạt nhân dân sự lớn sẽ được đặt ở gần khu vực Karachi. Theo các quan chức Pakistan, ngân hàng Eximbank của Trung Quốc đồng ý gia hạn khoản vay trị giá 6,5 tỷ USD cho hai lò phản ứng này.

Thêm vào đó, máy bay chiến đấu “thần sấm” JF-17 được Trung Quốc và Pakistan hợp tác chế tạo sẽ là chủ đề của cuộc hội đàm giữa Pakistan và Saudi Arabia -  một thỏa thuận tiềm năng mà các quan chức phương Tây cho biết họ sẽ không được tham gia nếu không có sự cho phép của Bắc Kinh.

Hợp đồng tàu ngầm giữa Trung Quốc và Pakistan khiến giới chức Ấn Độ quan ngại và các quan chức phương Tây theo dõi chặt chẽ bất kỳ dấu hiệu nào về việc thỏa thuận sẽ chuyển sang tàu ngầm năng lượng hạt nhân. Các nhà hoạch định quốc phòng của Pakistan về lâu dài muốn lực lượng vũ trang của mình trang bị tàu ngầm có thể phóng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân - điều có thể gây ra xung đột tiềm năng với Ấn Độ và tạo ra sự mất cân bằng chiến lược trong khu vực.

Ấn Độ và Pakistan đã nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn dọc theo LoC vào năm 2003, nhưng các cuộc đụng độ giữa binh lính hai bên ngày càng tăng trong những năm qua. Kể từ khi giành độc lập từ Anh năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã trải qua ba cuộc chiến, trong đó có hai cuộc chiến tranh liên quan đến vấn đề Kashmir.


Tuy nhiên, giới chức phương Tây tin rằng Trung Quốc sẽ ngần ngại trong việc mở rộng việc chuyển giao công nghệ tiên tiến cho Pakistan vì có khả năng sẽ gây ra những phản ứng gay gắt từ Mỹ và các đồng minh.


CT (IHS Jane)

  Nga đóng 4 tàu ngầm hạt nhân
Nga đóng 4 tàu ngầm hạt nhân

Ngày 7/2, phát biểu tại triển lãm vũ khí ở New Delhi (Ấn Độ), Giám đốc điều hành Sevmash (Severodvinsk) Mikhail Budnichenko cho biết trong giai đoạn 2014-2015, Nga sẽ chế tạo 9 tàu ngầm, trong đó có 4 tàu ngầm hạt nhân.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN