Tàu thăm dò sao chổi Rosetta 'thức giấc'

Tàu thăm dò Rosetta của châu Âu đã "thức giấc" sau thời gian "ngủ đông" 31 tháng trong hành trình gần 10 năm để thăm dò sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko.

Hình ảnh mô phỏng tàu Rosetta. Ảnh: ESA


Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu (ESA) ngày 20/1 cho biết đã nhận được tín hiệu phát đi từ tàu Rosetta trị giá hàng tỷ USD hiện ở cách Trái Đất khoảng 800 triệu km. Tàu Rosetta được phóng vào vũ trụ năm 2004 và đã trải qua một hành trình 7 tỷ km xung quanh Hệ Mặt trời.

Dự kiến, tháng 8 năm nay, Rosetta sẽ được đưa vào quỹ đạo của sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko ở độ cao 25 km, sử dụng 11 camera, radar, cảm biến hồng ngoại và sóng cực ngắn để quét bề mặt sao chổi và vào tháng 11 tới, Rosetta sẽ thả một thiết bị đổ bộ xuống tiến hành các thí nghiệm trên bề mặt sao chổi này.

Con tàu mang theo phòng thí nghiệm tự động Philae kích thước tương đương một chiếc tủ lạnh nặng 100 kg, được thiết kế để lao thẳng vào bề mặt sao chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko và thực hiện các thí nghiệm khi sao chổi xoay quanh Mặt trời. Phân tích những chất liệu ban đầu này sẽ giúp mở tấm màn bí ẩn về việc hình thành Hệ Mặt trời và có thể cả việc sự sống trên Trái Đất được tạo ra như thế nào.

Rosetta được đưa vào trạng thái "ngủ đông" vào tháng 6/2011 khi cách quá xa Mặt Trời nên ánh sáng quá yếu để có thể cấp năng lượng cho tấm pin mặt trời.

Trong 25 năm qua, 11 tàu vũ trụ tự động đã được phóng lên thăm dò sao chổi, phần lớn chúng chỉ bay qua.


TTXVN/Tin tức
NASA xác nhận 'cái chết' của sao chổi ISON
NASA xác nhận 'cái chết' của sao chổi ISON

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ xác nhận sao chổi ISON, được mệnh danh là "sao chổi thế kỷ", đã bị đốt cháy bởi sức nóng khủng khiếp khi bay vào quỹ đạo Mặt Trời hồi tuần trước.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN