Điều hành giá theo cơ chế thị trường

Điều hành giá theo cơ chế thị trường

Giá cả luôn là mối quan tâm của đông đảo người dân, đặc biệt là giá của các mặt hàng thiết yếu như: Xăng dầu hay giá sữa bột tăng cao bất hợp lý và việc đổi tên sữa thành sản phẩm dinh dưỡng để thoát khỏi danh mục hàng bình ổn giá… Để làm rõ những băn khoăn của người tiêu dùng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trả lời trong Chương trình: “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời” trên VTV1, Cổng thông tin điện tử Chính phủ, TTXVN và một số cơ quan truyền thông khác.


Chỉ công khai Quỹ Bình ổn xăng dầu hàng quý

Thời gian qua Bộ Tài chính đã công khai số dư của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hàng quý và được người dân hoan nghênh. Tuy nhiên, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng cho biết, mặt hàng xăng dầu được điều hành theo cơ chế thị trường và có sự quản lý của Nhà nước. Thị trường xăng dầu phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới, nên có lúc tăng cao và giảm chậm. Thời gian tới Bộ sẽ công khai Quỹ Bình ổn giá xăng dầu hơn nữa về việc trích, sử dụng quỹ này đối với từng doanh nghiệp xăng dầu đầu mối. Bộ trưởng cũng cho biết, việc công khai Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chỉ thực hiện được hàng quý như hiện nay, nếu công khai hàng tháng sẽ mất nhiều chi phí, công sức, thủ tục hành chính, bởi công khai phải có báo cáo của doanh nghiệp và thẩm tra của cơ quan quản lý, nên việc công khai quỹ hàng qúy như hiện nay là hợp lý.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, giải thích: Quỹ Bình ổn xăng dầu một phần nằm trong giá bán xăng dầu. Thực chất Quỹ Bình ổn xăng dầu là tiền của người sử dụng xăng dầu. Việc trích lập, sử dụng quỹ này các doanh nghiệp không được tự động làm, mà phải thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về xăng dầu.

Bộ trưởng cũng, cho biết: Qua thực tế kiểm tra và kiểm toán việc trích, lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu chưa phát hiện ra việc doanh nghiệp sử dụng sai mục đích.Bộ trưởng lấy ví dụ: thời điểm 22/8 vừa qua, giá xăng dầu thế giới có xu hướng giảm, tính bình quân 30 ngày chênh lệch giá cơ sở và giá bán tương đương với việc bù lại 2/3 định mức lợi nhuận doanh nghiệp được hưởng và Quỹ Bình ổn giá đã xả là 500 đồng/lít xăng dầu. Trên cơ sở đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp, đồng thời tạo thêm sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, liên Bộ Tài chính và Công thương đã quyết định giảm 300 đồng/lít xăng để người dân được hưởng. Đồng thời khôi phục lại lợi nhuận định mức là 200 đồng trước đó đã giảm cho doanh nghiệp, còn 300 đồng/lít xăng dầu thì trước đó đã nằm trong giá cơ sở và cũng nằm trong giá bán lẻ xăng dầu. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cho biết: Nếu không có công cụ tài chính giảm lợi nhuận định mức, chia sẻ lợi ích, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp thì giá xăng dầu sẽ tăng đột biến theo thị trường. Như vậy, sẽ gây sốc giá trên thị trường, tạo tâm lý tăng chỉ số CPI lớn.

Đổi tên do không đạt chất lượng

Về việc thời gian gần đây một số mặt hàng sữa đổi tên thành sản phẩm dinh dưỡng để thoát ra khỏi danh mục bình ổn giá, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, cho biết: Quy định của Luật Giá có hiệu lực từ 1/1/2013, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc danh mục Nhà nước bình ổn giá và Nhà nước áp dụng bình ổn giá khi có biến động bất thường. Tuy nhiên, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành, thời gian vừa qua một số sản phẩm dinh dưỡng và thức ăn bổ sung cho trẻ dưới 6 tuổi không đạt tiêu chuẩn độ đạm để gọi là sữa. Để khắc phục tình trạng này, đồng thời bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng và thực thi pháp luật về giá, Bộ tài chính đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ theo hướng giao Bộ Y tế 2 việc: Thứ nhất, ban hành ngay danh mục sữa và các chế phẩm thuộc mặt hàng sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi, từ đó Bộ Tài chính sẽ điều hành, quản lý giá sữa theo chức năng được giao. Hai là, Bộ Y tế nghiên cứu, an hành thông tư quy định mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

“Nếu xử lý được vấn đề này, những vấn đề bức xúc về giá sữa thời gian qua sẽ được giải quyết. Việc điều hành giá và giá sữa phải theo nguyên tắc thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước. Nhà nước chỉ can thiệp khi có yếu tố độc quyền hoặc vi phạm luật cạnh tranh và bình ổn gia theo quy định của Luật giá”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.


Trọng Thủy 
Hà Nội bình ổn thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu

Trước tình hình chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tháng 8 tăng cao (tăng 3,16%) so với tháng trước, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp bình ổn giá cả thị trường.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN