Được đóng bảo hiểm xã hội 1 lần cho số năm còn thiếu để về hưu?

Ông Đoàn Nho (Quy Nhơn) sinh năm 1960, năm 1989 đã nhận trợ cấp thôi việc 1 lần. Từ năm 1999, ông làm việc tại một số cơ quan khác có đóng bảo hiểm xã hội, tính đến nay đã đóng bảo hiểm xã hội được 17 năm. Vậy, ông có thể đóng bảo hiểm xã hội 1 lần cho 3 năm để đủ 20 năm không? Có thể xin giám định sưc khỏe để nghỉ hưu trước tuổi không?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc thì “Người lao động đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH bắt buộc còn thiếu tối đa 6 tháng thì người lao động được lựa chọn đóng 1 lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc vào quỹ hưu trí và tử tuất để hưởng lương hưu”.

Theo quy định tại Điểm e, Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ thì người lao động được “đóng 1 lần cho những năm còn thiếu đối với thời gian tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu”.

Đối chiếu với quy định nêu trên, ông Đoàn Nho sinh năm 1960 (chưa đủ 60 tuổi), có 17 năm đóng BHXH, thiếu 3 năm (36 tháng) đóng BHXH bắt buộc nên không thuộc đối tượng được đóng 1 lần cho số tháng còn thiếu để hưởng lương hưu.

Về quy định nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động đối với người tham gia BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và đối với người tham gia BHXH tự nguyện mà trước đó có thời gian tham gia BHXH bắt buộc quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. Theo đó, người lao động được nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động nếu đủ điều kiện về tuổi đời và có đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.

Căn cứ quy định nêu trên, do ông chưa đủ 20 năm đóng BHXH bắt buộc, nếu có suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì cũng chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Do vậy, để đảm bảo cuộc sống khi tuổi già được hưởng lương hưu, đề nghị ông liên hệ với cơ quan BHXH tại địa phương để được hướng dẫn tham gia đóng BHXH tự nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH và đủ 60 tuổi theo quy định và không cần điều kiện suy giảm khả năng lao động.

Chinhphu.vn
Bệnh nghề nghiệp nào được bảo hiểm xã hội chi trả?
Bệnh nghề nghiệp nào được bảo hiểm xã hội chi trả?

Bạn đọc báo Tin Tức có hỏi: Hiện nay, có bao nhiêu bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH)? Chế độ khám, chăm sóc với người mắc bệnh nghề nghiệp ra sao?

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN