09:19 24/09/2014

Hỏa hoạn không còn là nguy cơ

Mùa khô đã cận kề, nguy cơ cháy lại gia tăng khi ý thức phòng cháy chữa cháy còn chưa cao.

Mùa khô đã cận kề, nguy cơ cháy lại gia tăng khi ý thức phòng cháy chữa cháy còn chưa cao.  


Từ các điểm vui chơi…


Tối 23/9, “bà hỏa” đã viếng thăm quán bar Luxury ở 153 Yên Phụ. Các nhân chứng có mặt 

Ông Nguyễn Xuân Lưu, Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân: Xây dựng lực lượng PCCC tại cơ sở Là địa bàn có nhiều khu đô thị, chung cư cao tầng xen lẫn khu dân cư có nhiều tiềm ẩn về nguy cơ cháy nổ, quận đã chỉ đạo kiện toàn mỗi phường một đội dân phòng, tổng cộng có 107 tiểu đội với hơn 1200 người tham gia ở các cụm dân cư. Đây là lực lượng có mặt ngay từ ban đầu vụ cháy và dập tắt nhiều vụ cháy nhỏ. Ngoài thành lập lực lượng, quận Thanh Xuân đã trích kinh phí mua một số thiết bị phục vụ chữa cháy như xô, máy bơm để đáp ứng việc chữa cháy tại chỗ. Do đặc thù địa bàn nhiều nhà cao tầng, quận cũng đề nghị Thành phố xây dựng trụ nước ở tuyến phố mới, quanh khu nhà cao tầng.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng giám đốc Điện lực Hà Nội: Mỗi nhân viên là một chiến sĩ PCCC Với đặc thù của ngành điện rất dễ cháy nổ nên Điện lực Hà Nội phối hợp với Sở Cảnh sát PCCC thực hiệm nghiêm luật PCCC. Trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động luyện tập và lên phương án PCCC tại chỗ với địa phương phù hợp với từng địa bàn theo phương châm mỗi cán bộ nhân viên là chiến sĩ PCCC. Đồng thời, EVN thường xuyên tăng cường kiểm tra đối với các đơn vị trực thuộc để kịp thời phát hiện những thiếu sót và có biện pháp khắc phục với những tình huống có thể xảy ra.

Ông Nguyễn Hoài Nam, đại biểu HĐND Hà Nội: Lo ngại nhà cao tầng Công tác PCCC ở các chung cư cao tầng, khả năng chữa cháy đối với các chung cư cao tầng của lực lượng PCCC còn nhiều bất cập. Đó là tình trạng không an toàn từ hệ thống bể nước, bình cứu hỏa chỉ có thời hạn 1 năm. Hệ thống thang cứu hộ, cứu nạn chỉ đáp ứng được đến tầng 20, trong khi Hà Nội có rất nhiều nhà cao đến 30-40 tầng, thậm chí 70 tầng. Hà Nội có nhiều bài học về PCCC từ chợ Đồng Xuân, nhà cao tầng nên lực lượng PCCC phải có phương án xử lý, từ thanh kiểm tra, đến công tác xử phạt.

tại hiện trường cho biết, tầm 24 giờ tối có tiếng nổ ở tầng 2 và ngọn lửa bùng lên cháy lan xuống tầng dưới. Do làm bằng vật liệu dễ cháy nên chưa đầy 1 tiếng sau khi phát nổ, "bà hỏa" đã thiêu rụi quán bar này dù lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC) nỗ lực dập lửa. Theo ghi nhận của bệnh viện Saint Paul, có 13 trường hợp là nạn nhân vụ cháy bar Luxury được chuyển đến điều trị với những vết bỏng ở ngực, tay. Hiện nguyên nhân vụ cháy được nghi ngờ là do chập điện.


Trước đó, Hà Nội đã xảy ra một số vụ cháy tại một số cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí khiến nhiều người tử vong. Như vào trưa ngày 3/5/2014, một vụ hỏa hoạn nghiêm trọng đã xảy ra tại quán karaoke Nhật Thực ở số 4B, ngõ 43 Giảng Võ, Hà Nội do chập bảng điện làm 5 người chết. Hoặc như vụ cháy tại quán bar Zone 9 (số 9 Trần Thánh Tông) vào ngày 19/11/2013 làm 6 người chết. Nguyên nhân là do bất cẩn khi thi công, lửa hàn bắn vào đống vật liệu thi công có nhiều tấm mút, xốp nên chỉ sau 30 phút đã thiêu rụi cả quán....


2 tầng của quán Bar Luxury bị thiêu rụi hoàn toàn trong đêm 23/9/2014. Ảnh: Doãn Tấn-TTXVN


Một điểm dễ nhận thấy của các điểm vui chơi giải trí là thường có các vật liệu dễ cháy (tường cách âm, cửa gỗ, nhựa, xốp) nên khi lửa bén cháy lan rất nhanh, tạo khói đen đặc quánh và rất độc. Bên cạnh đó, các cơ sở vui chơi giải trí tập trung đông người, thiết kế kín nên khi cháy khiến các đối tượng thường hốt hoảng, chen lấn nhau thoát nạn càng làm nguy cơ thương vong cao. Kinh nghiệm cho thấy, khi chữa cháy các tụ điểm vui chơi, khí cháy từ các vật liệu của các quán rất độc, một số chiến sĩ cảnh sát tham gia chữa cháy cũng bị ngất do hít phải khí độc. Đó là chưa kể, khá nhiều điểm nằm trong ngõ nhỏ, khi xảy ra hỏa hoạn, người dân hiếu kỳ xem đông khiến lực lượng chức năng khó khăn tiếp cận hiện trường.


Vụ cháy quán bar Luxury một lần nữa rung lên hồi chuông cảnh báo về vấn đề an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí tại thành phố Hà Nội. Dù năm nào cũng có vụ cháy liên quan đến các cơ sở kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí, lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhưng công tác phòng cháy tại các điểm này vẫn bỏ ngỏ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ vào mùa khô.


…đến chung cư, siêu thị


Theo Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội, trong quá trình đô thị hóa Hà Nội, nguy cơ hỏa hoạn luôn thường trực tại các khu dân cư, nhà cao tầng, chợ. Hiện Hà Nội có 637 công trình cao từ 10 tầng trở lên, 125 chợ lớn và bán kiên cố, 90 siêu thị lớn, 28 trung tâm thương mại và nhiều khu dân cư tập trung đông người. Đó là những điểm cảnh báo dễ phát sinh vụ cháy và việc triển khai PCCC gặp nhiều khó khăn.


Đến các khu chung cư như Vĩnh Phúc, Nam Trung Yên, Đền Lừ... đều được bố trí hộp kỹ thuật PCCC nhưng thiết bị chữa cháy không thấy đâu. Hỏi bảo vệ thì được biết, do hỏng hóc, quá hạn, bị lấy cắp… “Ý thức của người dân sống khu chung cư cũng muôn màu muôn vẻ. “Thậm chí có nhà đổ cả rác có tàn lửa xuống hầm rác khiến khói bốc lên mù mịt tưởng cháy. Nhiều người khi đun nấu còn bỏ đi làm việc khác dẫn tới khói bốc mù mịt gây báo cháy. Một nguyên nhân khác là do tập quán thắp hương vào dịp lễ, ngày giỗ... nhưng thắp hương xong cũng không ai quan tâm xem khu vực ấy có nguy cơ cháy nổ hay không mà còn bỏ đi khỏi nhà, khóa cửa lại”, đại diện Ban quản lý chung cư Nam Trung Yên cho biết.


Cùng với đó, tiềm ẩn nguy cơ cháy cao là các chợ và trung tâm thương mại (TTTM) do thiết kế không đảm bảo an toàn PCCC. Việc sắp xếp bố trí hàng hóa, khoảng cách an toàn chống cháy lan giữa các dãy, quầy sạp kinh doanh trong chợ, TTTM không đảm bảo theo quy định. Bên cạnh đó là hàng hoá xếp chồng lên cả ổ điện, sát với bóng đèn điện, lấn chiếm lối đi, lối thoát nạn và không đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn quy định.. là những nguy cơ tiềm tàng. Điều đáng lo ngại là hạ tầng xung quanh chợ để các phương tiện xe chữa cháy tiếp cận rất khó khăn.


Ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thành ủy cho rằng, Hà Nội đã ban hành chỉ thị 06 về PCCC nhưng nhiều nơi vẫn còn lơ là, chưa sát với thực tế. Do đó, lực lượng cảnh sát PCCC Hà Nội cùng các ngành hữu quan cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định về PCCC tại các điểm tập trung đông dân cư, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại… để sớm phát hiện xử lý, sớm khắc phục các sai phạm, thiếu sót có thể xảy ra cháy lan, cháy lớn.


Bên cạnh đó, công tác quy hoạch về PCCC cần hoàn thành sớm, tính toán đến các cơ sở kinh doanh vui chơi giải trí, bên cạnh kiểm tra, cần có chế tài xử phạt nghiêm đối với các cơ sở thường xuyên vi phạm các quy định PCCC. “Chúng ta đề cao công tác phòng là chính, cha ông đã đúc kết kinh nghiệm 'thủy, hỏa, đạo, tặc' và giặc hỏa xếp nguy hiểm hàng thứ hai phải nâng cao ý thức phòng tránh. Việc nâng cao ý thức của người dân rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền cơ sở cũng như xử lý kịp thời của lực lượng tại chỗ khi xảy ra cháy nổ”, ông Nguyễn Công Soái đề nghị.


“Có một thực tế hiện nay là người dân chi cả tỷ đồng xây dựng ngôi nhà, nhưng lại ngại chi vài triệu đồng mua bình bọt phòng cháy. Chưa kể, khi hỏa hoạn xảy ra, người nước ngoài thường bình tĩnh đối phó, có thể thoát nạn, còn người dân mình thường bị hoảng loạn, dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Do đó, bên cạnh trang thiết bị hiện đại, tăng cường hậu kiểm việc nâng cao ý thức người dân phòng tránh và trang bị những kỹ năng thoát hiểm là việc sớm triển khai, nhất là tại trường học” ông Nguyễn Công Soái nhận xét.


Theo Sở cảnh sát PCCC, trong 5 năm qua, trên địa bàn xảy ra 1.130 vụ cháy, làm 59 người chết, 143 người bị thương, thiệt hại tài sản ước tính gần 400 tỷ đồng.

Bình quân, mỗi năm Hà Nội có 226 vụ cháy nổ, thiệt hại khoảng 80 tỷ đồng, ngoài ra còn hàng trăm vụ cháy nhỏ khác được lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng phát hiện xử lý kịp thời.

Địa bàn xảy ra cháy đa số tại quận nội thành (chiếm 70%). Nguyên nhân gây co do điện chiếm khoảng 60% số vụ, do sơ xuất khi dùng lửa chiếm 30%, còn lại là các nguyên nhân khác.



Xuân Minh - Trung Tuấn (thực hiện)