Mười phát minh quân sự kỳ lạ bị thất bại trong lịch sư (phần 2)

Hiện nay, ngày càng có nhiều phát minh được ứng dụng vào trong lĩnh vực quân sự. Mục đích của chúng là nhằm giúp quân đội nâng cao sức mạnh và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tốt hơn. Nhưng cũng có một số phát minh quân sự, về căn bản, không đem lại tác dụng gì. Dưới đây xin giới thiệu mười phát minh quân sự kỳ lạ bị thất bại trong lịch sử.

6. Xe chạy trên mọi địa hình SHN-1 (ảnh 8)

Ảnh 8

SHN-1 do người Liên Xô phát minh nhằm sử dụng ở những nơi địa hình thay đổi liên tục và có thời tiết khắc nghiệt. SHN-1 không dùng bánh hơi, cũng không dùng bánh xích mà sử dụng hệ thống đẩy hình xoắn ốc giúp nó có thể vượt qua những nơi mà các loại xe bình thường không thể tiến vào như vùng ngập sâu trong tuyết, đầm lầy, thậm chí là hồ nước. Loại xe này tỏ ra rất thích hợp với những khu vực như Siberia. Nó tỏ ra có ưu thế vượt trội khi ở trên những con đường gập ghềnh, nhưng lại không đi được ở đường bằng. Hơn nữa, do SHN-1 quá nặng nề, tốc độ cũng quá chậm và tiêu hao quá nhiều nhiên liệu, nên nó nhanh chóng bị xếp xó.

7. Robot tự hành (ảnh 9)

Ảnh 9

Trước đây, chuyện những con rôbốt có thể tự đi chỉ xuất hiện trong những bộ phim viễn tưởng. Nhưng trên thực tế, ngay từ năm 1968, các chuyên gia quân sự Mỹ từng thí nghiệm một con rôbốt với bốn chân chính, 4 chân phụ, hai tay, cồng kềnh. Con rôbốt này nặng 1.362 kg và có tốc độ di chuyển tối đa là 9 km/giờ. Không hiểu các nhà quân sự Mỹ chế tạo nó để sử dụng vào mục đích gì, nhưng rốt cuộc họ đã không đưa nó vào sản xuất. Nguyên mẫu của con rôbốt kỳ lạ trên hiện trưng bày tại Bảo tàng Giao thông Virginia.

8. Súng ổ quay Puckle (ảnh 10)
 

Ảnh 10

Nếu có dịp đến Bảo tàng Quân sự Cách mạng Nhân dân Trung Quốc, bạn sẽ pháp hiện một loại vũ khí có “tướng mạo” đặc biệt nằm ở gian trưng bày hiện vật cận đại. Bạn sẽ ngỡ đó là một chiếc súng máy gắn trên giá có trục xoay. Nhưng kỳ thực, nó là khẩu súng ổ quay Puckle đã bị mọi người lãng quên, ra đời hơn 100 năm trước khi những khẩu súng lục ổ quay có mặt trên thị trường. Nó được coi là khẩu súng máy đầu tiên trên thế giới với khả năng bắn tới 9 phát/phút nhờ vào ổ tiếp đạn dạng ổ quay, tự lên đạn sau mỗi lần bóp cò. Súng ổ quay Puckle do luật sư, nhà văn người Anh James Puckle sáng chế năm 1718, dành cho việc phòng thủ trên boong tàu, với chiều dài nòng súng là 900 mm, cỡ nòng là 38 mm. Đáng tiếc là phát minh của Puckle đã không thể đưa vào sản xuất hàng loạt vì nó có quá nhiều bộ phận cấu tạo phức tạp, vượt qua khả năng của các thợ súng thời bấy giờ.

9. Tàu sân bay Charles de Gaulle (ảnh 11)

Ảnh 11

Tháng 2/1986, người Pháp đặt tên cho viếc tàu sân bay hạng trung mà họ lên kế hoạch nghiên cứu chế tạo là “Charles de Gaulle” (R91). Đó là chiếc tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất trên thế giới ngoài một số chiếc cùng loại của Mỹ, nên người Pháp rất tự hào và đặt rất nhiều kỳ vọng vào nó. Họ hy vọng “Charles de Gaulle” sẽ gánh vác thành công trọng trách bảo vệ châu Âu và đóng vai trò như chiếc “tàu chỉ huy châu Âu”. “Charles de Gaulle” được hạ thủy vào ngày 7/5/1994 và đưa vào biên chế ngày 18/5/2001, có chiều dài là 161,5 m, chiều rộng là 64,36 m và cao 9,43 m với lượng giãn nước đủ tải là 42.000 tấn và có thể mang tổng cộng 40 máy bay các loại. Tuy nhiên, để có “Charles de Gaulle”, người Pháp đã phải tiêu tốn một số tiền khổng lồ, lên tới 13,8 tỷ USD, cao hơn dự toán 10%. Do đó, họ đã phải từ bỏ kế hoạch đóng chiếc thứ hai. Vấn đề là tuy ngốn nhiều tiền, nhưng “Charles de Gaulle” không được như kỳ vọng của người Pháp. Tốc độ của nó quá chậm, cao nhất chỉ được 27 knot/giờ, tương đương 50 km/giờ (có tài liệu nói tốc độ tối đa của “Charles de Gaulle” chỉ là 23 knot/giờ – 42,6 km/giờ), không bằng tàu sân bay thông thường USSKitty Hawk(CV-63) đã “về hưu” tháng 5/2009 của Mỹ. Đây chính là điều khiến giới quân sự Pháp lo lắng và nhiều chuyên gia dựa vào đó đánh giá dự án chế tạo “Charles de Gaulle” đã không thành công.

10. Ba lô tên lửa (ảnh 12)
 

Ảnh 12

Ba lô tên lửa (rocket knapsack, rocket backpack) là một trong những thiết bị bay cá nhân đặc biệt nhất và được thế giới quan tâm chú ý nhất. Mỗi chiếc ba lô tên lửa có giá ngoài thị trường là 130.000 bảng Anh (hơn 210.000 USD). Người sử dụng ba lô tên lửa, sau khi trải qua một khóa huấn luyện, chỉ cần khoác nó ở sau vai như đeo một chiếc ba lô thông thường, khởi động động cơ là có thể vút lên như chim, không khác những gì chúng ta từng thấy khi xem một số tập phim về điệp viên 007. Ba lô tên lửa là phát minh ra đời năm 1960 của công trình sự Mole thuộc hãng hàng không Bell. Khi đó, nó tiêu tốn của Mole 250.000 USD. Người đầu tiên khoác ba lô tên lửa để biểu diễn thử là Harrold Graham. Ngày 20/4/1961, với chiếc ba lô tên lửa, Graham đã bay được 34 m trong 13 giây. Thời gian bay được quá ngắn (nhiều nhất là 30 giây) chính là hạn chế lớn nhất khiến ba lô tên lửa không có đất để tồn tại mặc dù ý tưởng chế tạo thiết bị bay cá nhân, giải phóng cơ thể khỏi mặt đất, luôn là ước vọng và khát khao cháy bỏng của con người.

Minh Thành (Theo THX, hudong và wikipedia)
Mười phát minh quân sự kỳ lạ bị thất bại trong lịch sử  (Phần 1)
Mười phát minh quân sự kỳ lạ bị thất bại trong lịch sử (Phần 1)

Hiện nay, ngày càng có nhiều phát minh được ứng dụng vào trong lĩnh vực quân sự. Mục đích của chúng là nhằm giúp quân đội nâng cao sức mạnh và hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu tốt hơn.

Chia sẻ:

doanh nghiệp - Sản phẩm - Dịch vụ Thông cáo báo chí Rao vặt

Các đơn vị thông tin của TTXVN